Những quyết định mua sắm vội vàng mang lại hàng tỷ USD cho các nhà bán lẻ. |
Rượu bia tác động đến hành vi của mỗi người theo nhiều cách khác nhau. Có người trở nên ngớ ngẩn, tức giận hoặc dễ mủi lòng khi say xỉn, một số khác thì rút thẻ tín dụng và bắt đầu mua những thứ không cần thiết.
Theo nghiên cứu mới từ trang web tài chính cá nhân Finder, trên thực tế, cứ 6 người Mỹ thì có một người sẽ vung tiền mua sắm trong tình trạng không tỉnh táo. Năm 2022, ước tính có khoảng 45 triệu người đã đốt 14 tỷ USD vào những khoản vô bổ khi say rượu.
Những mặt hàng được lựa chọn thường xuyên nhất là thực phẩm và quần áo (bao gồm cả giày dép, phụ kiện). 47% khách hàng tham gia khảo sát thừa nhận đã tậu cả hai món trên lúc đang say.
Các hạng mục chi tiêu phổ biến khác là rượu và thuốc lá, tất cả đều chiếm 34% số người được hỏi. Một nhóm nhỏ khác quyết định đánh bạc.
Ngoài ra, thống kế còn ghi nhận một số giao dịch đáng ngạc nhiên khác. Chẳng hạn, 19% người được hỏi cho biết họ mua thú cưng khi say, 16% đặt hàng tác phẩm nghệ thuật. Nhiều người khác còn tậu chiếc ôtô mới.
Theo Fast Company, đàn ông có nhiều khả năng mua sắm bất đồng hơn nhóm còn lại. Hơn 1/4 nam giới nói rằng họ thích mua rượu, xe hơi, thú cưng lúc say, trong khi chỉ 10% phụ nữ làm như vậy.
Đàn ông thường mua sắm “lố tay” trong lúc say xỉn hơn phụ nữ. Ảnh: iStock. |
“Cánh mày râu” thường thanh toán nhiều hơn một món, so với nữ giới chỉ 1%.
Trung bình, mỗi người trong nhóm này đã chi 309 USD vào năm ngoái cho những lần mua hàng trong trạng thái mơ hồ.
Millennials là nhóm có nhiều nguy cơ mua sắm khi say xỉn nhất, với 33% người được khảo sát cho biết họ đã làm điều đó, tiếp theo là Gen Z (28%).
Chỉ 2% Baby Boomer và 8% Gen X thừa nhận mua sắm trong tình trạng say xỉn. Thói quen chi tiêu cũng thay đổi theo độ tuổi và thời điểm. Thế hệ thiên niên kỷ và những cá nhân sinh từ năm 1946 đến năm 1964 là 2 nhóm thường đặt kỳ nghỉ nhiều nhất khi chưa tỉnh rượu.
Những người kiếm được hơn 100.000 USD/năm (26%) mua sắm “lố tay” trong lúc say xỉn gần như gấp đôi so với nhóm còn lại (15%).
Tuy nhiên, hành vi này đang có xu hướng giảm. Tổng doanh thu 14 tỷ USD của năm 2022 thấp hơn đáng kể so với mức chi tiêu 21,6 tỷ USD vào năm 2020 và ít hơn rất nhiều nếu tính thêm năm 2019 - 39,4 tỷ USD.
Một báo cáo khác chỉ ra rằng đồ uống có cồn phổ biến nhất ở xứ cờ hoa là bia, với 39,53% người Mỹ trưởng thành uống trung bình 5 cốc/tuần.
Đàn ông uống bia nhiều gấp 2 lần phụ nữ. Theo Finder ước tính, 53,4% nam giới uống bia, so với nhóm nữ là 26,48%.
Rượu vang là thức uống ưa thích của phái đẹp, với 37,54% phụ nữ thưởng thức trung bình 2 ly mỗi tuần.
Con người bắt đầu uống cà phê từ khi nào
Có một số bằng chứng cho thấy rằng từ xa xưa ở Ethiopia người ta ăn quả của cây cà phê, cuốn với mỡ động vật như một món ăn vặt tăng sự hưng phấn. Có chứng cứ về việc người ta uống cà phê vào cuối thế kỷ 15, nhưng không đủ để khẳng định quán cà phê đầu tiên là Kiva Han, được mở năm 1475 ở Constantinople. Trước những năm 1600 thói quen uống cà phê chưa lan đến châu Âu và việc sử dụng cà phê chủ yếu là cho mục đích y tế chứ không phải để thưởng thức.