Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

NTK Adrian Anh Tuấn chuẩn bị ra mắt BST thổ cẩm độc đáo

Lợi nhuận thu về từ việc bán các sản phẩm trong bộ sưu tập thổ cẩm sẽ được dùng để hỗ trợ cho làng nghề, đây là việc làm thiết thực từ NTK Adrian Anh Tuấn.

Dệt vải thổ cẩm là nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam. Với bề dày lịch sử phát triển hàng trăm năm, ngành nghề truyền thống này đã gắn liền với bao thế hệ các đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, đời sống các nghệ nhân nơi đây đang gặp phải nhiều khó khăn khi thổ cẩm có nguy cơ bị mai một.

Với mong muốn cải thiện đời sống của các dân tộc thiểu số sống bằng nghề dệt thổ cẩm cũng như lưu giữ giá trị văn hoá riêng biệt của Việt Nam, trung tâm mua sắm Robins quyết định thực hiện chương trình từ thiện mang tên “Design from the village” (tạm dịch: Nét đẹp cao nguyên) với sự hợp tác của nhà thiết kế Adrian Anh Tuấn.

Dù đang rất bận rộn với vai trò Giám khảo của Vietnam’s Next Top Model 2015, NTK Adrian Anh Tuấn vẫn nhận lời tham gia chương trình từ thiện của Robins, với ước muốn được góp phần bảo tồn giá trị văn hóa thổ cẩm
Dù đang rất bận rộn với vai trò giám khảo của Vietnam’s Next Top Model 2015, NTK Adrian Anh Tuấn vẫn nhận lời tham gia chương trình từ thiện của Robins, với ước muốn được góp phần bảo tồn giá trị văn hóa thổ cẩm.

Chương trình sẽ giúp tạo thêm thu nhập cho người dân các làng nghề thông qua việc cung cấp nguồn thổ cẩm góp phần tạo nên những chiếc áo thun thời trang trẻ trung. Lợi nhuận thu về từ việc bán các sản phẩm trong bộ sưu tập sẽ được dùng để hỗ trợ cho làng nghề. Đặc biệt hơn, toàn bộ mẫu thiết kế sản phẩm sẽ được bàn giao cho người dân của làng nhằm hỗ trợ người dân nơi đây tạo nên những sản phẩm lưu niệm độc đáo và riêng biệt.

Chỉ thêu vải thổ cẩm, với nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau.
Chỉ thêu vải thổ cẩm, với nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau.

“Đây là lần đầu tiên tôi được tận mắt chứng kiến quy trình tạo thành một tấm vải thổ cẩm, từ khâu chọn nguyên liệu, đến khâu dệt thành phẩm. Các nghệ nhân rất trân quý những nguyên liệu này, xem như là vật báu trong gia đình”, NTK Adrian Anh Tuấn chia sẻ.

Hình ảnh một nữ nghệ nhân cần mãn làm việc bên khung cửi.
Hình ảnh một nữ nghệ nhân cần mẫn làm việc bên khung cửi.

Để có thể trở thành người thêu thổ cẩm, họ cần có đôi bàn tay khéo léo, thoăn thoát như thoi đưa. Ngoài ra, óc thẩm mỹ cùng sự am tường về màu sắc cũng rất quan trọng. Hoa văn được thêu rất tinh xảo với cách phối màu sắc thể hiện rõ đặc trưng riêng của từng nghệ nhân. Các sản phẩm làm từ thổ cẩm rất đa dạng, từ quần áo, giày dép cho đến ba-lô, túi xách. Tất cả đều góp phần tạo nên bản sắc văn hóa thổ cẩm riêng tại Lâm Đồng.

Trở về sau chuyến đi, NTK Adrian Anh Tuấn chia sẻ: “Thực hiện BST thổ cẩm lần này, tôi hy vọng mình có thể đóng góp một ít khả năng của mình vào việc khôi phục và bảo tồn tốt hơn ngành nghề truyền thống này. Mặt khác, với vị trí là một người con của Đà Lạt, xứ sở mù sương, tôi mong muốn BST thổ cẩm của mình sẽ tạo được thành công lớn, góp phần phát triển chất lượng cuộc sống của đồng bào quê hương”.

BST thổ cẩm sẽ được bán tại trung tâm Robins vào quý IV năm nay.
Bộ sưu tập sẽ gồm 10 chiếc áo thun được thiết kế kết hợp giữa phong cách hiện đại và truyền thống, kết hợp cùng những hoạ tiết độc đáo từ thổ cẩm dệt tay nhằm tạo ra những sản phẩm mang đậm hơi thở quê hương của nhà thiết kế tài năng Adrian Anh Tuấn. Bộ sưu tập được dự kiến ra mắt vào quý IV năm nay.

Sơn Trà

Bạn có thể quan tâm