Lilian Tagliari bị cá mập cắn khi đang bơi. Ảnh cắt từ clip. |
Ngày 14/11, Lilian Tagliari, KOL trong mảng du lịch, đăng tải khoảnh khắc cô bị cá mập cắn trong chuyến thám hiểm đại dương ở Maldives. Video này hiện hút hơn 18 triệu lượt xem.
"Khi tôi đang ngoi lên trở lại, con cá mập này quyết định cắn tôi một nhát. Tôi nghĩ: 'Xui xẻo thật' vì điều này rất hiếm khi xảy ra", cô cho biết. Khi đó, Tagliari đang ở giữa 50 con cá mập miệng bản lề thì bị một con cắn vào chân phải.
Ngay cả khi đang ở dưới nước, có thể nhận thấy Tagliari sợ hãi trong đoạn clip như thế nào, theo New York Post.
“Chúng tôi đã bình an bơi cùng đàn cá trong một giờ, rồi tôi quyết định quay lại thuyền. Sau đó, điều kiện nước trở nên tốt hơn và tôi nghĩ: 'Ồ, lặn thêm vài lần nữa cũng không sao'", Tagliari chia sẻ.
Vết thương của nữ KOL không quá nghiêm trọng. |
Mặc dù bị rách da và chảy máu, Tagliari vẫn cảm thấy thông cảm cho hành vi của con cá mập. Cô cũng thừa nhận đã ở trong "khu vực" của chúng nên tai nạn xảy ra là điều có thể hiểu được.
"Tàu thuyền vẫn hay ném cá cho những con cá mập miệng bản lề ăn, và loài này có thị lực kém nên chắc con cá đó chỉ nghĩ rằng chân tôi là một miếng cá mà thôi", cô giải thích.
Tagliari đã phải dùng thuốc kháng sinh để phòng nhiễm trùng. Chân cô cũng khá đau trong vài ngày. Người phụ nữ gốc Brazil, hiện sống tại Australia cho rằng trải nghiệm này chỉ là một tai nạn nhỏ.
“Đó chỉ là một tai nạn nhỏ kỳ lạ, để lại cho tôi vài vết sẹo dễ thương. Cá mập miệng bản lề rất hiếm khi cắn người, và vết cắn giống như lõm vào chút nên không có chi nào bị mất, chỉ là có thêm một câu chuyện để kể thôi,” cô viết trong bài đăng trên Instagram.
Cá mập miệng bản lề có nguồn gốc từ các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới của Đông Đại Tây Dương, Tây Đại Tây Dương và Đông Thái Bình Dương. Chúng thường ăn cá nhỏ và động vật không xương sống, song cũng săn mồi khi có cơ hội.
Tagliari đã nhiều lần đến lặn biển ở Maldives, nơi nổi tiếng với các loài cá mập như cá mập đầu búa, cá mập hổ, cá mập voi hay cá mập sọc trắng.
“Cá mập ở Maldives thường vô hại và không gây nguy hiểm cho con người. Những sinh vật tuyệt đẹp này quan tâm đến con mồi tự nhiên của chúng hơn là tương tác với con người”, trang web của khu nghỉ dưỡng Nova Maldives cho biết.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.