Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nữ sinh lên mạng thóa mạ GV: Nên tìm cách dạy thay vì đuổi học

“Nếu nhà trường kiên quyết xử lý nặng tay với nữ sinh V., liệu có khiến em nhận ra sai lầm, và những học sinh khác tâm phục khẩu phục?”, một độc giả chia sẻ.

Nữ sinh lên mạng thóa mạ GV: Nên tìm cách dạy thay vì đuổi học

“Nếu nhà trường kiên quyết xử lý nặng tay với nữ sinh V., liệu có khiến em nhận ra sai lầm, và những học sinh khác tâm phục khẩu phục?”, một độc giả chia sẻ.

Gần đây, dư luận đang xôn xao về việc em Nguyễn Thanh V. học sinh lớp 8/6 trường THCS Lý Tự Trọng đã dùng mạng xã hội ra lời kêu gọi “Tuyên ngôn học sinh” kèm lời lẽ xúc phạm thầy cô.

Hội đồng kỷ luật nữ sinh V. (Ảnh: Pháp luật Việt Nam)

Mức kỷ luật mà ban giám hiệu trường THCS Lý Tự Trọng đưa ra là buộc thôi học một năm, giao cho gia đình tiếp tục giáo dục. Ông Nguyễn Tấn Sĩ - Hiệu trưởng nhà trường khẳng định, hành vi của V. đã vi phạm đến 3/5 mục của Điều 41, Điều lệ Trường THCS mà Bộ GD-ĐT quy định.

Ông Sĩ còn nhấn mạnh quyết định của trường để làm gương cho học sinh trường THCS Lý Tự Trọng nói riêng và học sinh cả nước nói chung khi dùng mạng xã hội vào mục đích sai lệch đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tuy nhiên, việc đuổi học nữ sinh V. của trường đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía bạn đọc. Trong đó ý kiến của độc giả Phạm Anh Cường. Anh cho rằng sự việc này không chỉ có lỗi của em V. mà cần xem lại cách giáo dục của nhà trường và gia đình.

Nhà trường và gia đình cũng phải chịu trách nhiệm

Độc giả này phân tích: “Thầy hiệu trưởng, giáo viên của V. nên xem lại chính mình chứ không nên quy kết mọi tội lỗi lên đầu học sinh. Nhà trường, thầy cô giáo là người có nhiệm vụ giáo dục học sinh, hướng học sinh đến những điều tốt đẹp, nhưng học trò của mình lại chưa làm được điều đó, thậm chí đi ngược lại đạo lý thì người cần lên án không chỉ là học trò. Ở đây, nhà trường nên xem lại cách giáo dục học sinh, liệu đã đúng hay chưa. Nhà trường đã bao giờ thực sự lắng nghe học sinh, xem các em cần gì, muốn gì, và thậm chí bức xúc gì chưa?”.

 
 Bản “Tuyên ngôn học sinh” trên mạng xã hội, sau đó V. đã cóp lại và thay đổi tên trường mình vào. Ảnh Người Lao Động.

“Một người thầy chân chính không chỉ dạy các em kiến thức mà quan trọng hơn phải dạy cách em cách sống, cách hành xử và cách làm người. Muốn xem giáo viên có làm tốt công việc của mình hay không phải nhìn qua “sản phẩm” của họ chính là những học sinh”, anh Cường nhấn mạnh.

Ngoài ra, anh cũng cho rằng xảy ra sự việc này còn do gia đình em V. chưa thực sự sâu sát trong việc giáo dục con cái: “Ở lứa tuổi này, tâm lý các em đang có nhiều thay đổi, nếu cha mẹ không phải là nơi để tâm sự, trò chuyện và xin ý kiến thì các em sẽ dễ dàng bị sa đà vào những nơi khiến các em được quan tâm, vì thế mạng xã hội được nhiều bạn trẻ “nghiện” và rất khó cai”.

Độc giả này kết luận: “Pháp luật ngoài việc xử lý phạm nhân còn xử lý đồng phạm, ở đây nhà trường và gia đình cũng là người có lỗi. Phải chăng không nên xử phạt mỗi học sinh?”.

Nên bao dung để giáo dục nhiều học sinh

Anh Cường còn cho rằng, hành vi của nữ sinh V. là sự bồng bột và nông nổi của tuổi trẻ chứ chưa hẳn em mục đích của em đã là “thóa mạ”, xúc phạm nghiêm trọng đến các thầy cô của mình. Mặc dù vậy, dù mục đích là gì thì hành động này cũng đáng lên án và nhà trường cần kỷ luật để làm gương cho các học sinh khác.

Tuy nhiên, anh không đồng tình với biện pháp xử lý của nhà trường: “Kỷ luật là đúng, nhưng liệu rằng có nên đuổi học V. Bây giờ tinh thần của em đã rất khủng hoảng, cũng đã nhận ra sai lầm của mình, nhưng nếu cứ khăng khăng không cho em cơ hội được sửa sai, liệu rằng có đúng? Chỉ là học sinh cấp 2, nếu bị đuổi học, tương lai em sẽ như thế nào, có thể trở thành người tốt, lượng thiện mà đáng lẽ những người giáo dục phải làm hay trở thành một thành phần bất hảo của xã hội”.

Anh còn cho rằng, nếu kiên quyết xử lý nặng tay với nữ sinh V., có khiến em nhận ra sai lầm, và những học sinh khác “tâm phục khẩu phục”, hay sẽ có những “làn sóng chống đối ngầm” bên trong. Khi ấy nhà trường còn khó giáo dục và quản lý học sinh của mình hơn.

Không chỉ anh Phạm Anh Cường phản đối hình thức xử lý này mà đa số bạn đọc đều cho rằng nên bao dung tha thứ để giáo dục.

Bạn Tranvanthan đồng tình: “thầy cô luôn dạy chúng ta phải biết bao dung và tha thứ nhưng qua sự việc này mình thấy họ đi ngược lại với những gì đã dạy”. Thành viên Cao Văn Hoàng cũng cho rằng: “Nên kỉ luật nhưng phải làm thế nào cho đúng, chứ đuổi học khác nào đẩy con em vào con đường hư hỏng thêm”.

Thậm chí, bạn Huongleqb đưa ý kiến: “Ngày trước, có bạn thay hình của Bộ trưởng trên trang web của Bộ GD, nhưng bác Nhân đã thứ tha và cho bạn ấy một cơ hội. Giáo dục phải lấy bao dung, nhân đạo làm gốc!”.

Bên cạnh đó, một số ý kiến của bạn đọc đồng ý với các xử lý của trường. Anh Phạm Văn Đường cho biết: “Nên đuổi học làm gương, học trò mà tốt thì không ai đối xử như thế, tôi cũng đã từng là học trò cũng có những giây phút nghịch ngơm, nhưng luôn tôn trọng thầy cô. Nữ sinh này cũng đã từng bị kỷ luật một lần vì đánh nhau. Nhà trường, xã hội luôn bao dung và tha thứ để cải tạo thành người tốt nhưng không có kết quả thì phải dùng biện pháp mạnh”. Một bạn khác cũng đồng tình: “đuổi học để làm gương cho các học sinh khác thì rất nên làm.

An Hoàng (tổng hợp)

Theo Infonet

An Hoàng (tổng hợp)

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm