Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nữ VĐV Olympic bị nghi ngờ giới tính vì chạy quá nhanh

VĐV Christine Mboma bị yêu cầu phải trải qua cuộc kiểm tra giới tính để chứng minh mình là phụ nữ sau khi giành HCB ở nội dung chạy 200 m.

Tốc độ ấn tượng của Christine Mboma (18 tuổi) khiến cựu vận động viên Ba Lan Marcin Urbas đặt câu hỏi về giới tính của Mboma, theo Insider.

"Tôi yêu cầu phải kiểm tra kỹ lưỡng Mboma để xác nhận xem liệu cô ấy có chắc chắn là phụ nữ hay không", Urbas tuyên bố.

Do có lượng testosterone cao, Mboma bị cấm thi đấu trong các nội dung từ 400 m đến 1.000 m, theo quy định của Olympic.

vdv nu bi nghi ngo gioi tinh anh 1

Christine Mboma giành HCB Olympic Tolyo ở nội dung chạy 200 m nữ. Ảnh: AP.

"Lợi thế về testosterone của Mboma so với những vận động viên khác có thể nhìn thấy bằng mắt thường: cấu trúc cơ thể, sự di chuyển, kỹ thuật, tốc độ, sức bền. Cô ấy có các chỉ số của một chàng trai 18 tuổi", Urbas nói.

Urbas là người giữ kỷ lục ở Ba Lan trong nội dung chạy cự ly 200 m với thành tích 19,98 giây. Hiện tại, anh là một huấn luyện viên chạy nước rút.

Cựu vận động viên so sánh tốc độ 22,01 giây của mình ở tuổi 18 với thành tích 21,97 giây mà Mboma vừa thiết lập ở Olympic Tokyo 2020.

Nhờ thành tích này, Mboma đã mang về tấm HCB cho Đoàn Thể thao Namibia. Cô kém vận động viên giành HCV, Thompson-Herah, 0,28 giây.

Cuộc tranh cãi về sự khác biệt trong phát triển giới tính (DSD) đã ảnh hưởng phần lớn đến các vận động viên châu Phi, bao gồm Caster Semenya, Christine Mboma và Beatrice Masilingi.

vdv nu bi nghi ngo gioi tinh anh 2

Cầu thủ Chawinga thường xuyên bị nghi ngờ về giới tính. Ảnh: NurPhoto.

Vận động viên điền kinh người Nam Phi Caster Semenya từng bị buộc phải dùng thuốc để giảm hormone nam nếu muốn tiếp tục tham dự các cuộc thi do IAAF tổ chức.

The Guardian đưa tin hôm 6/8 một trong những cầu thủ tài năng nhất của bóng đá nữ, Tabitha Chawinga, nói rằng cô đã bị buộc phải cởi đồ nhiều lần trong các trận đấu ở quê nhà để chứng minh mình là phụ nữ.

Chawinga, đến từ Malawi, đang chơi cho Wuhan Jianghan University FC tại giải Chinese Women's Super League, cho biết lần đầu tiên cô bị buộc cởi quần áo là lúc mới 13 tuổi khi đang chơi cho một đội nữ sinh.

Đối thủ của Chawinga không tin cô là nữ vì ngoại hình và khả năng của cô. "Tôi chưa bao giờ đau khổ như vậy và đã khóc vì sự xấu hổ mà mình phải đối mặt", cầu thủ nói.

Khi những nhà vô địch nữ bị tấn công bởi câu hỏi 'Bao giờ lấy chồng?'

Thay vì tọc mạch về ngoại hình, chuyện lấy chồng, sinh con của các nữ VĐV, mọi người cần nói nhiều hơn về ước mơ và thành công của họ.

Lê Vy

Bạn có thể quan tâm