Câu 1: Núi Cấm là địa danh thuộc tỉnh nào?
Núi Cấm là địa danh rất nổi tiếng, tọa lạc tại địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Đây là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất của miền Tây Nam Bộ. Ngọn núi này được cho là có rất nhiều rắn hổ mây "khủng" sinh sống. |
Câu 2: Trong tiếng Khmer, núi Cấm có nghĩa là?
Núi Cấm (Cấm Sơn) còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm Sơn, Thiên Cẩm Sơn. Trong ngôn ngữ của đồng bào Khmer, núi Cấm còn được gọi là Pnom ta piel hoặc Pnom po piêl. |
Câu 3: Nhận xét nào chính xác về núi Cấm?
Có chiều cao 705 m, chu vi 28.600 m, núi Cấm cao nhất miền Tây Nam Bộ (Đồng Bằng Sông Cửu Long) và xếp thứ 3 ở miền Nam. |
Câu 4 : Sách nào nhận xét “thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt”?
Núi Cấm lần đầu tiên xuất hiện trong sách "Đại Nam nhất thống chí" biên soạn vào thời Nguyễn. Sách này miêu tả:"Thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt, là một trong Bảy Núi. Vì núi cao nên ít người, lên đến chót". Ngọn núi này cũng được sách "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức miêu tả khá chi tiết. |
Câu 5: Công trình nào ở Núi Cấm cao nhất châu Á?
Núi Cấm còn được mệnh danh “Đà Lạt của An Giang”, bởi khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Núi Cấm, với nhiều truyền thuyết bí ẩn, luôn thu hút rất đông khách du lịch. Đỉnh Núi Cấm còn có tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á, cao gần 34 m. |
Câu 6. Núi Cấm có danh thắng nào?
Núi Cấm là địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang, trên núi có các danh lam và danh thắng như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, hồ Thủy Liêm, suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ…. |
Câu 7. Tên một đặc sản nổi tiếng của vùng núi Cấm?
Tung lò mò (lạp xưởng bò) là loại đặc sản nổi tiếng của vùng núi Cấm và của tỉnh An Giang. Để làm món ăn này, người ta sử dụng ruột bò làm bao bên ngoài, nhân bên trong là thịt bò và các gia vị khác. |
Câu 8. Dân số An Giang xếp thứ mấy vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Có dân số hơn 2,1 triệu người, An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ), đứng thứ 6 Việt Nam. |