Núi lửa lớn nhất thế giới âm ỉ hồi sinh sau 35 năm
Thứ ba, 10/9/2019 20:34 (GMT+7)
20:34 10/9/2019
Là ngọn núi lửa còn hoạt động lớn nhất thế giới, Mauna Loa ở Hawaii, Mỹ, đang âm ỉ chuẩn bị cho sự trở lại khủng khiếp của mình.
Nằm phía nam đảo Hawaii, Mỹ, Mauna Loa là núi lửa lớn nhất thế giới. Với 15 km2, ngọn núi chiếm khoảng nửa diện tích hòn đảo. Hiện nay, các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu, theo dõi ngọn núi lửa này bởi trận động đất nhỏ liên tục diễn ra trong khu vực cho thấy nguy cơ phun trào trở lại. Ảnh: Daily Express.
"Mauna Loa" trong tiếng Hawaii nghĩa là "núi dài". Núi lửa Mauna Loa có dạng hình khiên với chiều cao 4.169 m so với mực nước biển và thể tích xấp xỉ 75.000 km3. Phần chìm dưới biển của ngọn núi trải dài khoảng 5 km. Ảnh: Dlmag.
Từ đợt phun trào đầu tiên được ghi chép lại năm 1843, ngọn núi đã 33 lần nổi cơn thịnh nộ. Mỗi lần phun trào cách nhau từ vài tháng đến nhiều thập kỷ và diễn ra trong vài phút đến vài tháng. Đợt phun trào cuối cùng xảy ra cách đây 35 năm (năm 1984). Ảnh: Reddit.
Các vụ phun trào của núi lửa Mauna Loa thường tạo dòng dung nham chuyển động nhanh, tác động trực tiếp đến cộng đồng dân cư phía đông và tây đảo Hawaii. Giữa thế kỷ 19, thành phố Hilo từng bị đe dọa bởi 7 dòng dung nham từ nhiều hướng khác nhau. Ảnh: Pinterest.
Đợt phun trào lớn nhất được ghi nhận vào tháng 6/1950. Theo đó, 376 m3 dung nham phun lên từ một khe nứt dài 20 km trên sườn núi phía tây nam, liên tục trong 23 ngày. Dòng dung nham chảy nhanh xuống biển trong vòng chưa đầy 4 tiếng. Tuy không gây tổn thất về tính mạng, ngôi làng nhỏ dưới chân núi bị phá hủy hoàn toàn. Ảnh: North Shore Shark Adventures.
Năm 1935, 1942, quân đội Mỹ thả những quả bom hàng trăm kg với mục đích chuyển hướng dòng chảy đang đe dọa thành phố Hilo, không cho dung nham tiến về những khu vực dân cư đông đúc. Kế hoach thành công nhưng hiệu quả không lâu dài, đồng thời bị nhiều nhà khoa học phản đối vì sử dụng vũ khí địa chất. Ảnh: Big Island Video News.
Tuy đã ngủ yên 35 năm, các dữ liệu theo dõi chỉ ra núi lửa Mauna Loa đang chuẩn bị thức giấc. Hoạt động địa chấn gia tăng ở khu vực và diễn ra trong nhiều tháng, nhiều năm nhưng không dẫn đến phun trào. Đây là dấu hiệu rõ nét cho sự trở lại. Tuy nhiên, lượng thông tin chưa đủ để các nhà khoa học xác định chính xác thời điểm núi lửa phun trào sắp tới. Ảnh: Arcgis.
Đằng sau vẻ đẹp mê hoặc của những sắc màu rực rỡ từ xanh, đỏ đến vàng, các hồ nước bắt mắt chứa đầy axit, ẩn giấu nhiều hiểm họa khó lường cho du khách.
Cuộc "xâm lược" của rong biển với quy mô khổng lồ đang biến những bãi biển du lịch nổi tiếng từ Mỹ tới Mexico thành vùng nước màu nâu có mùi hôi như trứng thối.