Câu 1: Quốc gia nào bỏ Tết Nguyên đán, chuyển sang đón tết Tây?
Từ xưa, người dân Nhật đã sử dụng Âm lịch giống như nhiều quốc gia châu Á khác. Sau đó, nước này bỏ Tết Nguyên đán, chuyển sang đón Tết Dương lịch. |
Câu 2: Nước Nhật đón Tết Dương lịch đầu tiên vào năm nào?
Từ năm 1844 đến năm 1872, người Nhật tổ chức đón Tết theo lịch Thiên Bảo (Âm lịch). Ngày 3/12/1872 (năm Minh Trị thứ 5), chính phủ Nhật Bản quyết định sửa thành ngày 1/01/1873 (năm Minh Trị thứ 6). Từ đó, người dân điều chỉnh lễ hội đón năm mới của họ theo lịch mới, tức là đón Tết vào ngày 1/1 hàng năm theo lịch Dương - lịch của người châu Âu. |
Câu 3: Vị thần nào xuất hiện trong ngày Tết của người Nhật?
Ở Nhật Bản, người ta tin rằng có một vị thần tên Toshigami-sama sẽ ghé thăm từng nhà vào đầu năm mới, mang lại may mắn và sinh lực cho cả năm. Năm mới của người Nhật được tổ chức cho vị thần này. |
Câu 4. Loài cây nào xuất hiện trong ngày Tết của người Nhật?
Mặc dù đón Tết theo lịch của phương Tây, ngày Tết ở Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông. Vào những ngày giáp Tết, người Nhật đi sắm sửa đồ dùng trong dịp Tết, trang hoàng nhà cửa để chào đón vị thần Toshigami-sama đến nhà. Họ thường trang hoàng vào ngày 28 hoặc 30. Mọi nhà trang trí cây tùng trước cửa. Theo tín ngưỡng cổ truyền, vị thần Toshigami-sama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây này. |
Câu 5: Món ăn nào xuất hiện trong dịp Tết của người Nhật?
Vào dịp Tết, phụ nữ Nhật Bản sẽ làm bánh, ragu khoai sọ, cà rốt, rau xanh, cúng thần linh. Cà rốt tượng trưng cho mối quan hệ gắn bó hòa thuận giữa mọi thành viên trong gia đình. Khoai sọ tượng trưng cho sức mạnh đẩy trừ tà khí. Các món ăn làm trong dịp Tết có nguyên liệu như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, khoai lang, tảo, hạt dẻ, cá khô. Đây là những món ăn đơn giản, mang ý nghĩa cầu mong mọi sự tốt lành. |
Câu 6: Người Nhật tổ chức cúng tất niên ngày nào?
Đêm 30 Tết, cả gia đình người Nhật sẽ ăn bữa tất niên. Đến thời khắc giao thừa, các ngôi chùa thiêng sẽ điểm 108 hồi chuông. Người Nhật tin rằng những tiếng chuông này sẽ giúp họ xua đuổi 108 con quỷ. Chủ gia đình sẽ đọc lời chúc mừng năm mới và sau đó cả nhà cùng nhau ăn bánh Tết, uống rượu. Người Nhật tin rằng thần Toshigami-sama sẽ truyền sinh lực vào bánh Tết. Sau khi cúng thần, chiếc bánh này sẽ được chia ra cho mọi thành viên trong gia đình. |
Câu 7: Người Nhật bỏ thứ gì trước cổng nhà vào dịp Tết?
Ngày mùng 1 Tết, người Nhật đi chúc Tết cấp trên, bạn bè, họ hàng thân thích. Người Nhật gọi 3 ngày đầu năm mới là "ba ngày chúc tụng". Theo truyền thống, các gia đình đều để cuốn sổ và bút chì trước cổng. Người đi chúc Tết sẽ ghi địa chỉ vào cuốn sổ, mang ý nghĩa là đã đến thăm nhà. Người Nhật cũng có phong tục lì xì cho trẻ con như các nước châu Á khác. |
Câu 8: Họ thường tặng người thân quà gì trong dịp Tết?
Một nét đặc sắc trong phong tục đón năm mới của người Nhật là tặng thiệp mừng năm mới. Người Nhật rất chịu khó viết thiệp chúc mừng gửi bạn bè, họ hàng. |