Câu 1. Quốc gia nào được mệnh danh là lò lửa của thế giới?
Theo sách “10 vạn câu hỏi vì sao”, quốc gia ở châu Phi được mệnh danh là lò lửa của thế giới là Sudan. |
Câu 2. Vì sao quốc gia này được gọi là lò lửa của thế giới?
Theo sách “10 vạn câu hỏi vì sao”, Sudan là quốc gia ở vùng nhiệt đới, khí hậu nắng nóng quanh năm. Thủ đô Khartum có nhiệt độ trung bình 29,2 độ C, nhiệt độ nóng nhất lên tới 47,8 độ C. Do đó, đất nước này còn được gọi là lò lửa của thế giới. |
Câu 3. Sudan có diện tích tự nhiên xếp thứ mấy khu vực châu Phi?
Theo World Atlas, với diện tích tự nhiên lên tới hơn 1,88 triệu km2, Sudan có diện tích tự nhiên lớn thứ ba khu vực châu Phi, sau 2 quốc gia Algeria và Cộng hòa dân chủ Congo và thứ 16 thế giới. |
Câu 4. Thủ đô Khartum của Sudan nằm giữa nơi giao nhau của 2 dòng sông nào?
Thủ đô Khartum của Sudan nằm ở vị trí giao nhau giữa sông Nile trắng và sông Nile xanh. Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất nước này, được chia thành 3 phần gồm: Khu trung tâm, khu công nghiệp, khu tôn giáo. Thủ đô Khartum cũng chính là nơi nóng nhất của Sudan. |
Câu 5. Sudan tiếp giáp quốc gia nào sau đây?
Sudan có tên chính thức là Cộng hòa Sudan, tiếp giáp Ai Cập ở phía Bắc, Biển Đỏ ở phía Đông Bắc, Eritrea và Ethiopia ở phía Đông, Cộng hòa Trung Phi ở phía Tây Nam, Tchad ở phía Tây và Libya ở phía Tây Bắc, Nam Sudan ở phía Nam. |
Câu 6. Loài chim nào xuất hiện trên quốc kỳ Sudan?
Loài xuất hiện trên quốc kỳ Sudan là chim thư ký (diều ăn rắn). Chúng được đặt tên là chim thư ký vì trên đỉnh đầu có những chiếc lông cắm tua tủa xung quanh, giống chiếc bút lông cắm trên đầu người phụ nữ làm nghề thư ký ở châu Âu thời xưa. Đây là loài chim săn mồi lớn cùng họ với đại bàng và diều hâu. Món ăn khoái khẩu của loài chim này là rắn độc. |
Câu 7. Ngành kinh tế chủ đạo của Sudan?
Theo World Atlas, Sudan là quốc gia có nền kinh tế phát triển thấp, chủ yếu dựa vào nông nghiệp (chiếm 80% lực lượng lao động), gồm ngành trồng cây lương thực (lúa miến, khoai lang, sắn) và ngành chăn (nuôi bò, cừu, dê, lạc đà). Nguồn khoáng sản và năng lượng chưa được chú trọng khai thác. |