Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nước ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Tình trạng ô nhiễm ở mức báo động đỏ của nguồn nước cấp thô là mối lo lắng không nhỏ của người dân, bởi nó chứa nhiều độc tố nguy hiểm, thậm chí chứa chất gây ung thư.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm, trên 200.000 trường hợp phát hiện ung thư. Một trong những nguyên nhân là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của người dân.

Tình trạng ô nhiễm tại các nguồn nước cấp thô diễn ra như thế nào?

Nước sông, hồ

Đây là nguồn cấp thô của nước máy, sau khi được nhà máy nước sạch xử lý lọc tổng thì hòa vào hệ thống cung cấp nước cho toàn thành phố.

Nước sông hồ bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân: Xả thải công nghiệp, chất thải từ nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt), chất thải sinh hoạt… Kết quả quan trắc của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) hai năm 2017 - 2018 cho thấy, ô nhiễm vi sinh nước sông Đồng Nai - nguồn cấp nước chính cho TP.HCM và các tỉnh lân cận, thường xuyên vượt mức quy chuẩn cho phép hơn 100 lần, có lúc E.Coli vượt tới 1.275 lần. Các chỉ tiêu sắt, mangan với nước sông Đồng Nai và Sài Gòn cho mục đích cấp nước sinh hoạt đều vượt quy chuẩn cho phép, tùy thời điểm, từ 1 đến 9 lần.

Karofi anh 1
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh (nguyên Trưởng khoa nội 1 - Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM).

BS Nguyễn Thị Thanh (nguyên Trưởng khoa nội 1 - Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM) cho biết: “E.Coli là khuẩn gây tiêu chảy. Trong khi đó, hàm lượng quá cao của sắt và mangan trong nước sẽ gây khó tiêu, giảm hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, đặc biệt không có lợi đối với trẻ em”.

Các kim loại nặng trong nước ô nhiễm như crom sẽ gây viêm da, u nhọt, hay những chất ô nhiễm “mới” như hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh hay hợp chất gây rối loạn nội tiết tố cũng rất độc hại.

Nước giếng khoan

Nhiều cơ quan chức năng đã cảnh báo về sự nguy hiểm của nước giếng khoan bị ô nhiễm có chứa nhiều chất gây ung thư. Theo công bố của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM năm 2016, kết quả giám sát 8 tháng về chất lượng nước giếng khoan tại các quận 12, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, các huyện Hóc Môn, Bình Chánh mà nhiều chất tồn đọng trong nước có khả năng gây ung thư cho người dùng.

Karofi anh 2
Nước giếng khoan vàng đục chứa nhiều chất độc hại, đặc biệt là kim loại nặng.

Đáng lưu ý, có 9,14% mẫu nước có hàm lượng amoni cao hơn giới hạn cho phép. Nước có hàm lượng amoni cao tức là đã bị ô nhiễm chất hữu cơ có nguồn gốc nitơ; amoni trong nước ngầm khi gặp oxy trong không khí sẽ chuyển hóa thành nitrat và nitrit; nitrat và nitrit khi vào cơ thể gây nên hiện tượng methemoglobin (thiếu ôxy trong máu), đặc biệt là khi kết hợp với các axít amin trong cơ thể còn tạo thành chất nitrosamine gây ung thư.

Có khoảng 4% mẫu nước không đạt chỉ tiêu vi sinh như ecoli, coliforms do nước thải thấm vào mạch nước ngầm, dễ gây các bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn, sử dụng lâu dài có thể gây suy thận, nhiễm khuẩn huyết. Có 2% mẫu nước không đạt hàm lượng sắt tổng số, gây khó tiêu khi ăn…

Thống kê của Bộ Y tế năm 2017 cũng cho thấy, cả nước có 17 triệu người dân sử dụng nước bị nhiễm asen do dùng nước từ giếng khoan chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Cả nước có hơn 4 triệu giếng khoan, trong đó nhiều giếng có nồng độ asen cao hơn 20-50 lần giới hạn cho phép (0,01mg/l).

Karofi anh 3
Sự ô nhiễm của nước cấp thô có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường qua mức độ bẩn đáng “giật mình” của lõi lọc nước sau 6 tháng sử dụng (lõi thu từ nhà anh Nguyễn Văn Dũng, TP Biên Hòa - Đồng Nai).

Các chuyên gia khuyến cáo, để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật, trong đó có ung thư, các gia đình cần thiết phải sử dụng nguồn nước sạch, nên có công nghệ lọc nước đủ tiêu chuẩn tại nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình. Độc giả có thể tìm hiểu quy chuẩn lọc nước an toàn tại đây.

Chiến dịch “Sự thật đằng sau nguồn nước nhà bạn” do thương hiệu máy lọc nước Karofi tổ chức chính thức khởi động từ tháng 4/2019 với sự cố vấn của các chuyên gia: TS Lê Thái Hà (Viện Sức khỏe Nghề nghiệp & Môi trường), BS Nguyễn Thị Thanh (Nguyên Trưởng khoa Nội 1 - Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM). Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nguồn nước hay giải pháp xử lý an toàn cho nguồn nước của gia đình, hãy gửi câu hỏi cho các chuyên gia ngay tại đây.

Giang Tiểu San

Bạn có thể quan tâm