Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Olympic Mùa đông 2018 và sự trỗi dậy của những ca khúc vàng một thuở

Những bản hit một thuở của những tên tuổi lớn nhất trong nền âm nhạc thế giới như Beyoncé, Madonna, Coldplay... lại vang lên réo rắt ở Thế vận hội Mùa đông 2018 tại Hàn Quốc.

Mạng xã hội Twitter dậy sóng hai ngày qua khi Nicole Schott, một vận động viên trượt băng nghệ thuật người Đức, chọn nhạc phim Schindler’s List làm nhạc nền cho phần biểu diễn của mình tại Olympic Mùa đông đang diễn ra tại Pyeongchang.

Nhiều cư dân mạng phản ứng trái chiều bởi  Schott là một người Đức, trong khi Schindler’s List là bộ phim vĩ đại của điện ảnh Mỹ kể về cuộc sống đọa đày của người Do Thái dưới thời Đức Quốc xã.

Olympic mua dong am nhac anh 1
Schott và màn biểu diễn gây tranh cãi trên nền nhạc Schindler's ListẢnh: The Independent

Bất chấp những tranh cãi, không thể phủ nhận rằng nhờ có màn biểu diễn này mà khán giả có dịp nghe lại một ca khúc kinh điển của âm nhạc thế giới. Và đây cũng không phải lần duy nhất trong Olympic năm nay, khán giả được dịp thưởng thức những bản hit đi cùng năm tháng.

Âm nhạc ăn nên làm ra nhờ Olympic

Lượng streaming một số ca khúc xưa cũ bỗng nhiên tăng vọt, theo số liệu của Amazon, nhờ chúng xuất hiện trong các phần thi trượt bằng nghệ thuật tại Olympic Mùa đông 2018.

Người đại diện của Amazon cho hay nhạc phim Moulin Rouge hay ca khúc O của ban nhạc Coldplay đạt được số lượng streaming cực kỳ ấn tượng những ngày qua. Nhạc phim Moulin Rouge đã giúp cho đôi vận động viên từ Canada giành huy chương vàng năm nay.

Coldplay là ban nhạc hết sức “lời lãi” khi có tới 2 ca khúc được các vận động viên trượt băng lựa chọn là Paradise O. Rất nhiều yêu cầu mở Paradise được gửi tới cho ứng dụng Alexa của Amazon sau khi bài hát được phát tại Thế vận hội.

Olympic mua dong am nhac anh 2
Vận động viên người Pháp biểu diễn theo nhạc của Beyoncé. Ảnh: GettyImages

Ngoài Coldplay, phải kể tới hàng loạt ngôi sao lớn khác cũng được các vận động viên “chọn mặt gửi vàng” như Beyoncé với ca khúc Halo Run the world, nữ hoàng Madonna với ca khúc Frozen, diva Celine Dion với bản thu Ne me quitte pas, Ed Sheeran với bản hit một thuở Give me love, Christina Perri với A thousand years, Adele với Hometown Glory...

Có thể nói, trượt băng nghệ thuật giờ đây không chỉ còn là một sự kiện thể thao mà còn trở thành một show âm nhạc hoành tráng, đa dạng và đầy màu sắc. 

Ở đó, khán giả có thể tìm lại những ca khúc vang bóng một thời, từ những bản rock gai góc của thập niên 90 cho đến những bản nhạc pop sâu lắng của những năm 2000.

Con đường từ Mozart đến Madonna

Olympic Pyeongchang là một kỳ Thế vận hội lịch sử với trượt băng nghệ thuật và âm nhạc. Trước đây, Hiệp hội Trượt băng Nghệ thuật Quốc tế (ISU) áp dụng những quy định rất khắt khe về việc lựa chọn nhạc nền.

Chỉ có nhạc không lời mới được đem ra sử dụng. Vận động viên không được dùng nhạc có lời, thậm chí có... tiếng người hát thôi cũng sẽ bị phạt.

Đó là lí do tại sao, từ xưa đến nay, trượt băng nghệ thuật gắn liền với thứ âm nhạc hàn lâm của các nhà soạn nhạc cổ điển như Mozart hay Beethoven. Thực tế, ngay tại Olympic 2018, các vận động viên vẫn lựa chọn dòng nhạc truyền thống này: Hồ thiên nga của Tchaikovsky, Dạ khúc của Chopin, Carmen của Bizet...

Olympic mua dong am nhac anh 3
Hai nghệ sĩ Maia và Alex Shibutani cùng yêu thích Coldplay. Ảnh: EW

Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi. Và trượt băng nghệ thuật cũng phải thay đổi. Từ sau Olympic Sochi 2014, luật lệ đã được mở rộng, cho phép các vận động viên thoải mái chọn ca khúc mình thích, không giới hạn cổ điển hay hiện đại, có lời hay không có lời, nhạc thính phòng hay nhạc thị trường.

Điều đó khiến cho các vận động viên vô cùng hào hứng.

“Âm nhạc của cô ấy thật điên rồ, hoang dại và vui vẻ.”, Maé-Bérénice Méité, một vận động viên người Pháp chọn Halo của Beyoncé cho phần trình diễn của mình, giải thích. “Bạn chỉ cần đơn giản là nhảy múa với thứ âm nhạc ấy... Tôi muốn một thứ âm nhạc thật giống mình, một cái gì thật vui khiến tôi hứng thú”.

Màn trình diễn của Méité đã gây bão trên Twitter. Vậy là, đâu chỉ có âm nhạc được hưởng lợi từ trượt băng nghệ thuật mà bản thân môn thể thao này cũng nhờ âm nhạc mà được khán giả chú ý nhiều hơn.

Vận động viên gây bão mạng xã hội khi trượt băng trên nền nhạc Rock Các ca khúc của AC/DC là mẫu mực của metal rock

Olympic Mùa đông vốn dĩ không phổ biến như Thế vận hội mùa hè vì các môn thể thao mùa đông chỉ thịnh hành ở các quốc gia xứ lạnh, đa phần là giàu có.

Nhưng khi khán giả được nghe lại những ca khúc quen thuộc của các huyền thoại như The Beatles, Elvis Presley, Simon & Garfunkel vả cả các nghệ sĩ đương đại như Madonna, Beyoncé, Luis Fonsi thì bỗng nhiên họ cảm thấy gần gũi hơn rất nhiều với nghệ thuật trượt băng.

“Bộ môn thể thao của chúng ta cần phải thay đổi theo thời gian”, Alex Shibutani - vận động viên mở bản O của Coldplay cho màn biểu diễn của anh - bày tỏ. Anh thừa nhận mình cảm thấy có mối liên hệ khăng khít với Coldplay hơn là với nhạc cổ điển.

Kpop và Thế vận hội Mùa đông: Khi nhạc trẻ không phải trò đùa

"Không một quốc gia nào coi trọng nhạc pop của giới trẻ như Hàn Quốc", trang Vox tổng kết sau khi chứng kiến sự lên ngôi của Kpop tại Olympic Mùa đông 2018.

Sau hơn một năm, ‘Despacito’ vẫn gây sốt ở Olympic Mùa đông

Ca khúc Latinh “Despacito” trở thành hiện tượng văn hóa toàn cầu năm 2017 và Thế vận hội Mùa đông 2018 cho thấy “bom tấn” của Luis Fonsi và Daddy Yankee vẫn chưa hề hết sốt.



Hiền Trang

Bạn có thể quan tâm