Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

LONGFORM

Ông Phan Văn Vĩnh hầu tòa và phép thử với cơ quan chống tham nhũng

Mức án ông Vĩnh phải nhận tại tòa sơ thẩm và kết quả điều tra nghi vấn tham ô ở giai đoạn 2 sẽ phản ánh cuộc chiến chống tham nhũng không có vùng cấm.

Phan Van Vinh hau toa anh 1Phan Van Vinh hau toa anh 2

Mức án ông Vĩnh phải nhận tại tòa sơ thẩm và kết quả điều tra nghi vấn tham ô ở giai đoạn 2 sẽ phản ánh cuộc chiến chống tham nhũng không có vùng cấm.

Ngày 12/11, ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát - Bộ Công an, cùng 91 bị cáo trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ hầu tòa sơ thẩm tại Phú Thọ. Trong mắt các chuyên gia, việc làm rõ sai phạm của người từng giữ chức Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an giống như phép thử cho sự quyết liệt ngay trong nội bộ cơ quan chống tham nhũng.

Ngoài bản án nghiêm minh theo tội danh đủ mức cầu thành ở giai đoạn 1, dư luận còn kỳ vọng cơ quan tố tụng sẽ làm rõ những khuất tất về động cơ của ông Vĩnh và những cán bộ tha hóa đã thỏa hiệp với tội phạm.

Phan Van Vinh hau toa anh 3

Từng đi tìm lời giải cho câu hỏi vì sao một Anh hùng lực lượng vũ trang, khắc tinh của tội phạm như ông Vĩnh lại câu kết với trùm cờ bạc, thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an, thở dài: “Buồn lắm chứ, sao không buồn. Họ phản bội lời thề, bán rẻ danh dự bản thân, đánh tráo lòng tin của Đảng, Nhà nước”.

“Vụ án là dịp để Bộ Công an thấy rõ hơn những yếu kém trước đây”, tướng Cương thẳng thắn phân tích căn cứ những sai phạm của ông Vĩnh, ông Hóa hay Vũ “nhôm” đều liên quan công tác quản lý cán bộ từ nhiều năm trước.

Ông Lê Văn Cương đồng tình với nhận xét của Bộ trưởng Tô Lâm về 2 cựu tướng công an sắp hầu tòa. Những người lẽ ra có vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng thì lại thiếu rèn luyện, bị đồng tiền cám dỗ, lợi dụng đặc thù công nghệ cao để phạm tội.

Phan Van Vinh hau toa anh 4Phan Van Vinh hau toa anh 5

Tướng Cương nhận định phiên tòa diễn ra lúc cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trực tiếp chỉ đạo đã sang bước ngoặt, với trạng thái quyết liệt hơn.

“Những vụ án do Trung ương chỉ đạo chắc chắn được xét xử công minh, đúng người, đúng tội dù là Ủy viên Bộ Chính trị hay con cán bộ cấp cao”, ông Cương tin tưởng.

Ở góc độ nội bộ, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an cho rằng phải thanh lọc lực lượng, xử lý thật nghiêm cán bộ sai phạm song song với tổ chức lại bộ máy thì công an mới mạnh lên. Kết quả xét xử có ảnh hưởng nhất định đến dư luận, song yếu tố quyết định niềm tin của nhân dân là những gì lực lượng công an đang và sẽ làm để bảo vệ bình yên cuộc sống.

Ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa bảo kê đường dây đánh bạc thế nào? Báo cáo lãnh đạo không trung thực về Rikvip, ông Vĩnh và ông Hóa tìm cách bao che sai phạm và đề nghị Bộ TT&TT cấp phép cho game đánh bạc "chui" này.

Bà Lê Thị Thu Ba, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương, cũng nhìn nhận việc xét xử nghiêm minh có tác dụng răn đe, giáo dục ngay trong chính lực lượng công an. Để củng cố uy tín ngành, chứng minh cuộc chiến chống tham nhũng không có vùng cấm thì ngay trong nội bộ công an, việc xử lý cán bộ sai phạm cũng phải không có ngoại lệ.

“Nếu bản án không đủ nghiêm minh, người dân sẽ không đồng tình, không tin vào lực lượng phòng chống tham nhũng”, bà Ba - người từng giữ chức Chánh án TAND tỉnh Đồng Nai - tin rằng với chỉ đạo quyết liệt từ trung ương, bất kỳ ai, dù quan chức hay người dân đều bình đẳng khi đứng trên bục khai báo.

Phan Van Vinh hau toa anh 6

Tướng Cương cho rằng với một người dạn dày kinh nghiệm như ông Vĩnh, tên tuổi gắn liền với những chuyên án lớn không dễ để tội phạm qua mặt suốt hơn 2 năm, thì thật khó tin chuyện trùm cờ bạc bỏ túi hàng nghìn tỷ đồng, còn cán bộ tiếp tay lại không hưởng lợi.

“Sao mà tin được, cái đó người dân không tin đâu”, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba có cùng quan điểm. Tuy nhiên, để buộc tội phải điều tra, thể hiện bằng chứng cứ. Đây điểm khó thường thấy trong các vụ án tham nhũng.

Tướng Cương cũng miêu tả hành vi tham ô diễn ra trong bóng tối, trong khi nguyên tắc tư pháp án tại hồ sơ.

Ông Cương cho rằng pháp lý khó có thể quy kết tham ô nhưng về mặt đạo lý, có thể đánh giá khi so sánh lương ông Vĩnh với số tài sản sở hữu.

Đặt vấn đề này trong bối cảnh công cuộc chiến tham nhũng đang ở giai đoạn quyết liệt, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cho rằng cần coi những vụ án điểm là dịp làm rõ tài sản không rõ nguồn gốc lâu nay không biết xử lý ra sao.

“Thực tế phải có nguồn thu, có lý do mới hình thành tài sản. Đâu phải tự nhiên trên trời rơi xuống”, bà Thu Ba nói.

Phan Van Vinh hau toa anh 7

Ông Vĩnh không phải cán bộ công an mang hàm trung tướng đầu tiên nhúng chàm. Năm 2002, nguyên trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy bị khởi tố rồi lĩnh 4 năm tù do thiếu trách nhiệm khi để băng nhóm của Năm Cam lộng hành trong thời gian làm Giám đốc Công an TP.HCM.

“Tôi đã nhiều lần kêu lên nhắc nhở, nhưng anh ta viện lý do này nọ. Hãy tìm hiểu mối quan hệ của Hồ Việt Sử với Năm Huy (tức Bùi Quốc Huy) thì sẽ rõ”, ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM, nói về vụ án chấn động đầu thế kỷ 21.

Trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ, ông Vĩnh giấu kín những bí mật quyết định sự sống còn của game bài có nguồn thu hơn 9.800 tỷ. Hệ lụy từ mối quan hệ thân tình với trùm cờ bạc mà ông Vĩnh duy trì trong những năm vi phạm diễn ra nghiêm trọng hơn nếu so sánh với vụ Năm Cam.

Lời khai một phía chưa đủ cơ sở làm rõ những khuất tất, nhất là khi cơ quan điều tra cho rằng ông Phan Văn Vĩnh chưa thực sự hợp tác, né tránh trách nhiệm hình sự. Cơ quan chức năng xác định ông Vĩnh, ông Hóa có dấu hiệu bảo kê, nhận hối lộ nhưng chưa đủ chứng cứ nên việc xử lý mới dừng ở tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Đồng tình với cơ quan tố tụng về việc không thể truy tố ông Vĩnh tội tham ô nếu không có chứng cứ, thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng ông Vĩnh được giao nhiệm vụ phòng chống tội phạm, được hưởng bổng lộc cấp tướng mà bảo kê cờ bạc thì phải xử thật nặng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Việc xét xử với tội danh hiện nay có thể chưa thỏa mãn dư luận nhưng là tiền đề để ban chuyên án làm rõ các nghi vấn trong giai đoạn 2.

Phan Van Vinh hau toa anh 8Phan Van Vinh hau toa anh 9

Cùng quan điểm, bà Lê Thị Thu Ba nói: “Người làm công tác điều tra càng phải có ý thức chấp hành pháp luật, nếu cố tình vi phạm thì không chấp nhận được”.

Trong số những vấn đề cần làm rõ ở giai đoạn 2, bà Ba nhấn mạnh việc xác định ông Vĩnh và cấp dưới có tham ô hay không. Kết quả điều tra đến cùng không chỉ là yêu cầu khách quan tố tụng mà còn mang ý nghĩa chính trị, đáp ứng kỳ vọng của người dân.

“Điều tra chưa đến cùng thì xử lý không đúng tội danh, hình phạt không tương xứng”, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội nói.

Vì sao ông Phan Văn Vĩnh hầu tòa?

Theo cáo trạng, ông Vĩnh sai phạm khi công nhận Công ty CNC của trùm cờ bạc Nguyễn Văn Dương làm công ty bình phong trái quy trình, sau đó cho đơn vị này sử dụng trụ sở của tổng cục, gây khó khăn cho việc xác minh, xử lý.

Với tư cách là Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, ông Vĩnh có trách đấu tranh, phòng chống tội phạm nhưng lại giao cấp dưới nghiên cứu đề xuất của trùm cờ bạc về việc thí điểm game bài mang tính chất đánh bạc.

Năm 2016, ông Vĩnh còn giao công ty bình phong CNC xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng có nguồn vốn lấy từ game đánh bạc online. Nhưng hơn 2 năm tổ chức đánh bạc, CNC hầu như không đầu tư cho hệ thống phòng thủ quốc gia.

Ngoài ra, ông Vĩnh ký các văn bản tạo điều kiện cho 2 game đánh bạc chui do công ty bình phong liên kết vận hành. Khi lãnh đạo bộ yêu cầu báo cáo, ông Vĩnh không thực hiện yêu cầu của cấp trên và chỉ yêu cầu công ty bình phong chấm dứt hoạt động 2 game bài đánh bạc khi thứ trưởng có văn bản lần 2.

Trước khi vụ án được phanh phui, ông Vĩnh không xây dựng kế hoạch, không báo cáo cấp trên, cũng không tổ chức điều tra xác minh dù đồng ý vào đề xuất của Cục cảnh sát công nghệ cao về việc triệt phá đường dây đánh bạc. Nguyễn Văn Dương khẳng định đã cho ông Nguyễn Thanh Hóa 22 tỷ đồng, cho ông Phan Văn Vĩnh 27 tỷ đồng, gần 2 triệu USD nhưng 2 cựu cán bộ ngành công an phủ nhận.

Phan Van Vinh hau toa anh 10
Những con số trong phiên xử đường dây đánh bạc nghìn tỷ 33 luật sư sẽ bào chữa cho 92 bị cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Riêng trùm cờ bạc Nguyễn Văn Dương có 5 luật sư, ông Phan Văn Vĩnh có 3 luật sư.

Manh mối phá đường dây cờ bạc nghìn tỷ liên quan ông Phan Văn Vĩnh

Từ hành vi phạm tội của "hacker" 21 tuổi, Công an tỉnh Phú Thọ đã phá đường dây đánh bạc quy mô nghìn tỷ liên quan đến các ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa.

Ông Phan Văn Vĩnh báo cáo gian dối Bộ trưởng về công ty bình phong

Công ty bình phong CNC liên kết vận hành "chui" 2 cổng game đánh bạc nhưng ông Vĩnh chỉ đạo cấp dưới báo cáo Bộ trưởng Công an rằng 2 game bài trên đã được cấp phép.

Bá Chiêm

Đồ họa: Như Ý

Bạn có thể quan tâm