Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Trầm Bê bị bắt

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở đối với ông Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch Ngân hàng Sacombank.

Khám xét nhà ông Trầm Bê tại TP.HCM Chiều 1/8, Bộ Công an đến nhà ông Trầm Bê tại quận 6 và quận Bình Tân (TP.HCM) để tiến hành khám xét.

Trưa 1/8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Trầm Bê (58 tuổi), nguyên là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank và Phan Huy Khang (nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tram Be bi bat anh 1
Cơ quan điều tra khám xét nơi ở của ông Trầm Bê ở quận Bình Tân vào chiều 1/8. Ảnh: Lê Trai.

Cùng ngày, cơ quan cảnh sát điều tra đã thực hiện lệnh khám xét nơi cư ngụ của 2 bị can trên ở quận 6, Bình Tân, huyện Nhà Bè.

Bước đầu, cơ quan chức năng xác định ông Trầm Bê và các đồng phạm gây thiệt hại khoảng 6.600 tỷ đồng. Một phần tài sản trên được nêu trong kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh.

Cụ thể, tháng 4/2013, ông Danh đã trực tiếp gặp ông Trầm Bê, lúc đó là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank đề nghị cho vay tiền. 

Do Phạm Công Danh không thể vay tiền do là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB) nên Trầm Bê đã đồng ý cho ông Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB tại Sacombank.

Sau đó, ông Trầm Bê trực tiếp dẫn Phạm Công Danh sang gặp Phan Huy Khang, thành viên Hội đồng tín dụng, Tổng giám đốc Sacombank và chỉ đạo ông Khang cho Danh vay 1.800 tỷ đồng.

Để gấp rút vay tiền, cấp dưới của Phạm Công Danh gấp rút mang 6 bộ hồ sơ pháp nhân của 6 công ty đến Sacombank làm thủ tục. Theo xác minh, 6 công ty này do Phạm Công Danh lập ra. Người đứng tên giám đốc đều là lái xe, bảo vệ, nhân viên tiếp thị của Tập đoàn Thiên Thanh. 

Liên quan khoản vay này, cơ quan chức năng xác định Sacombank vi phạm một số quy định về cho vay như không thẩm định nguồn vốn, thẩm định nguồn trả nợ vốn vay để xác định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay cũng như khả năng hoàn trả nợ vay.

Tram Be bi bat anh 2
Chân dung ông Trầm Bê. Đồ họa: Phượng Nguyễn.

Ông Trầm Bê sinh năm 1959 tại Trà Vinh, là cử nhân quản lý doanh nghiệp. Ông từng giữ chức Phó chủ tịch Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank) trước khi tham gia và giữ chức vụ tương tự tại Sacombank.

Tháng 10/2015, Sacombank và Phương Nam sáp nhập. Tới ngày 11/11/2015, Hội đồng quản trị của Sacombank đã họp và thống nhất cho ông Trầm Bê thôi giữ chức vụ Phó chủ tịch thường trực theo nguyện vọng cá nhân. Tuy nhiên, ông Trầm Bê và con trai ông là Trầm Khải Hòa vẫn tiếp tục giữ chức Thành viên hội đồng quản trị của Sacombank từ đó đến nay.

Năm 2016, Sacombank có kết quả kinh doanh khá khiêm tốn khi chỉ đạt 372 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 68% so với 1.146 tỷ đồng của năm 2015.

Ngày 24/2, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo về việc chính thức chấm dứt vai trò quản trị điều hành của ông Bê và con trai ông là Trầm Khải Hòa tại Sacombank. Ngân hàng Nhà nước cho biết trước đó, hai cha con ông Trầm Bê cũng có đơn gửi HĐQT Sacombank và Ngân hàng Nhà nước từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT.

Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chấm dứt chức vụ trên cơ sở này. Ngày 1/10/2015, Phương Nam và Sacombank sáp nhập.

Cổ đông Sacombank: Ông Trầm Bê ở đâu? Tại ĐHCĐ của Sacombank ngày 30/6, nhiều người chất vấn về trách nhiệm của ông Trầm Bê trong việc khiến ngân hàng làm ăn thua lỗ, cổ đông chịu thiệt.

Chấm dứt các chức vụ của ông Trầm Bê tại Sacombank

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa phát đi thông báo về việc chính thức chấm dứt vai trò quản trị điều hành của ông Trầm Bê và con trai ông là Trầm Khải Hoà tại Sacombank.


Nhóm phóng viên

Bạn có thể quan tâm