Ngày 24/2, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết triệt phá đường dây rửa tiền và chuyển tiền cho tổ chức đánh bạc, lừa đảo trực tuyến trụ sở tại Campuchia.
Nhóm đối tượng này ngụ TP Biên Hòa mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng để che giấu nguồn gốc và thực hiện rửa tiền. Hoạt động nhóm này trải nhiều tỉnh, thành với số tiền hơn 2.000 tỷ đồng.
![]() |
Các đối tượng tại cơ quan công an. Ảnh: Công an cung cấp. |
Nhận định đây là đường dây tội phạm quy mô lớn, Giám đốc công an tỉnh trực tiếp chỉ đạo xác lập chuyên án để triệt phá.
Công an tỉnh đã phối hợp với Công an TP Hà Nội, Đà Nẵng bắt 18 đối tượng liên quan. Tổ chức khám xét nơi ở và nơi làm việc các đối tượng thu giữ tang vật gồm 8 máy tính, 9 CPU, 87 điện thoại di động, thiết bị phát sóng wifi.
Trong đó, tại chỗ ở của K, công an thu giữ thêm 2 bộ máy tính, 2 CPU, 13 điện thoại di động, 26 con dấu, hơn 300 triệu đồng cùng nhiều giấy đăng ký kinh doanh.
![]() |
Cơ quan công an làm việc với đối tượng K. Ảnh: Công an cung cấp. |
Qua đấu tranh, xác định K. là kẻ cầm đầu tại Việt Nam, móc nối với đối tượng J. (quốc tịch T.Q, hoạt động ở Campuchia) để rửa tiền. Trung bình mỗi tháng, K. nhận tiền công 450-500 triệu đồng.
Từ tháng 7/2024 đến nay, nhóm K. đã thực hiện giao dịch hơn 2.000 tỷ đồng, lập hơn 30 công ty "ma" và mở hơn 150 tài khoản ngân hàng doanh nghiệp và hưởng lợi khoảng 10 triệu đồng/tháng từ việc cho thuê tài khoản.
Mở rộng điều tra, công an bắt thêm 3 đối tượng ở TP Hà Nội, Đà Nẵng và tỉnh Hưng Yên, thu giữ một khẩu súng cùng 27 viên đạn và nhiều tài liệu liên quan.
Sách về Pháp luật
Nội dung cuốn sách "Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam" đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về an ninh mạng dưới góc độ của ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; đánh giá thực trạng pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.