bàn chân của bệnh nhân sau khi loại bỏ phần hoại tử. Ảnh: BVCC. |
Được biết khoảng 5 tháng gần đây, ông H.H.R. (85 tuổi, trú tại Thủy Nguyên, Hải Phòng) có biểu hiện đau tê bàn chân. Cơn đau tăng nhiều khi vận động.
Một thời gian sau, người bệnh xuất hiện tình trạng tím đầu ngón chân, mất cảm giác, chảy dịch đục và bốc mùi hôi.
Ông R. tự dùng thuốc và thay băng tại nhà nhưng không thuyên giảm mới đến bệnh viện khám.
Theo bác sĩ Ngô Đức Lộc, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, người bệnh bị nhiễm trùng hoại tử bàn chân do hẹp tắc mạch chi dưới trên nền bệnh lý đái tháo đường type 2.
Trong quá trình thăm khám, nhận thấy tổn thương ở bàn chân không có khả năng bảo tồn, bác sĩ phải chỉ định tháo bỏ nửa bàn chân để tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng và bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ bệnh viện cho hay những người bệnh bị đái tháo đường dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến bàn chân, làm các vết loét lâu lành.
Trường hợp bị tắc hoàn toàn động mạch, bàn chân và các ngón chân có thể bị hoại tử toàn bộ. Nếu không được xử trí đúng cách, việc buộc phải tháo bỏ các đốt ngón chân, ngón tay, cắt bàn chân để tránh nhiễm trùng lan rộng là không thể tránh khỏi.
Trường hợp của người bệnh R. nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ tránh cho người bệnh phải tháo bỏ bàn chân, mang thương tật suốt phần đời còn lại.
Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.