Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phân biệt rắn thường và rắn độc cắn qua vết răng

Khi bị rắn cắn phải tìm mọi cách xác định xem đây là loại rắn có độc hay không độc, cố gắng nhận biết hình dạng về loài rắn, để có thể có những cách điều trị nhanh và tốt nhất.

TS Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và người thân lúng túng, chậm trễ. Vì vậy sau khi bị rắn cắn, nạn nhân thường không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc nên không có các biện pháp giải độc, dẫn đến nguy hiểm.

Hiện nay có hai loài rắn loại rắn không có độc: Đây là loài rắn thường, không gây ra các phản ứng cho nạn nhân. Loại rắn có độc: Đây là loại rắn rất nguy hiểm và thường gây ra các hiện tượng phản ứng ngay lập tức hoặc để vài giờ như: miệng bị cứng lại không há được, mắt mờ, ứ đọng đờm nhớt, khó thở, không thở được, nôn ra máu…

Chính vì thế, khi bị rắn cắn, việc xác định xem là rắn gì cũng rất quan trọng. Khi đã xác định được loại rắn thì trong bất kì trường hợp rắn thường hay rắn độc thì nạn nhân cũng phải giữ được bình tĩnh, không được hoảng sợ, cử động chân tay, đặc biệt vùng bị cắn. Vì khi hoạt động sẽ làm cho chất độc đi vào trong cơ thể và lây lân nhanh, rất nguy hiểm.

Hàng ngày tại Trung tâm Chống độc vẫn tiếp nhận các bệnh nhân bị rắn thường cắn. Vừa mở cuốn sổ lưu bệnh nhân, TS Sơn cho biết các bệnh nhân bị rắn thường cắn sau khi chẩn đoán xác định, các bác sĩ theo dõi một vài tiếng rồi cho bệnh nhân ra viện.

Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn và cuốn sổ lưu bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện hàng ngày.

Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn và cuốn sổ lưu bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện hàng ngày.

Ngoài ra, để phân biệt rắn độc hay không, theo TS Sơn, có thể dựa vào các đặc điểm của chúng như: rắn hổ mang khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc biệt “phì, phì”; rắn cạp nong có khoanh thân mình “khúc vàng, khúc đen”; rắn cạp nia có khoanh thân mình “khúc trắng, khúc đen”, họ rắn lục có đầu to hình tam giác như chiếc vồ, đồng tử hình dọc thẳng đứng, đối với …

Xem vết cắn để phân biệt rắn độc và không độc: rắn độc thường có hai răng độc lớn (gọi là móc độc), ở vị trí răng cửa hàm trên, vết cắn của chúng có 1 hoặc 2 vết răng. Còn rắn không độc nhìn vào vết cắn thấy 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và đặc biệt không có răng nanh. Cảm giác ở vết thương ngứa ngứa.

TS Sơn cho biết các bác sĩ có thể nhìn tổn thương vết cắn và thăm khám các triệu chứng lâm sàng là có thể đoán được loại rắn nào cắn nạn nhân để có biện pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân. 

 

http://infonet.vn/phan-biet-ran-thuong-va-ran-doc-can-qua-vet-rang-post152316.info

Theo Phúc Mai/ Infonet

Bạn có thể quan tâm