Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phản ứng bất ngờ của mẹ chồng khi con dâu xuất khẩu lao động về nhà

Người phụ nữ bất ngờ khi thấy con dâu kéo vali bước vào cổng nhà. Bà vừa liên tục hô hoán cháu nội ra đón mẹ vừa ôm con dâu vào lòng.

Mẹ chồng của Thu Huyền ôm chầm cô vào lòng, mừng rối rít khi thấy con dâu đi xuất khẩu lao động ở Hungary về nhà.

Chiều 15/1, trong căn nhà ở tỉnh Hưng Yên, người mẹ đang ngồi rửa lại bộ ấm trà. Bất ngờ, có người vào nhà. Con dâu bà vừa trở về từ chuyến xuất khẩu lao động Hungary.

Bà cụ giật mình, buông vội khay trà đang chùi rửa, miệng liên tục nói: “Ối trời ơi! Ối trời ơi”. Bà vội ôm con dâu vào lòng rồi quay vào kêu lớn: “Ông nội đâu? Các cháu đâu? Ra đón mẹ cháu nào”.

Đó là câu chuyện của gia đình của Đỗ Đình Cường, 29 tuổi, và Trần Thị Thu Huyền, 27 tuổi, ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, Đình Cường cho biết đó là lần vợ anh về ăn Tết Ất Tỵ 2025 sau hơn 1,5 năm xuất khẩu lao động ở Hungary. Năm nay, chỉ có Thu Huyền về quê ăn Tết. Cường phải ở lại vì chỉ mới xuất khẩu lao động 4 tuần, chưa đủ điều kiện kinh tế để về quê cùng vợ.

Cưới nhau hơn 5 năm, vợ chồng Đình Cường có với nhau một bé trai và gửi nuôi ở nhà ông bà nội. Anh cho biết mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình luôn hòa thuận, chưa một lần hai người lớn tiếng với nhau. “Gia đình mình cũng không có bí quyết nào để giữ lửa, quan trọng là hai bên tôn trọng và yêu thương nhau thôi”, anh bày tỏ.

Trước đó, hai vợ chồng có thời gian lao động tại Nhật Bản. Việc đón Tết xa quê không còn quá xa lạ với anh. Tuy nhiên, với anh, mỗi lần xa nhà vào dịp đặc biệt này vẫn mang theo những nỗi buồn khó diễn tả.

Những ngày Tết ở Việt Nam, Đình Cường vẫn phải làm việc như thường lệ. Lúc rảnh rỗi, anh sẽ dành chút thời gian gọi về gia đình, lúc nào nhớ quá thì bật camera lên ngắm cha mẹ, vợ và con trai.

me chong nang dau anh 1

Đình Cường (áo đen, góc trái) và vợ Thu Huyền xuất khẩu lao động ở Hungary nên không thể cùng nhau về nhà ăn Tết.

“Với người con xa xứ như tôi thì điều làm bản thân an tâm nhất là gia đình hạnh phúc, bình an. Ở xa nhưng nhìn thấy mẹ và vợ thương yêu nhau như vậy thì cũng yên tâm lắm”, Cường tâm sự.

Video được anh Đình Cường trích xuất từ camera và đăng lên mạng xã hội. Phản ứng của mẹ anh Cường khi con dâu về quê gây chú ý trên TikTok, giúp video thu về hơn nửa triệu lượt xem, tính đến sáng 4/2.

“Nếu không bảo mẹ chồng thì mình cứ tưởng mẹ đẻ đón con gái về nhà. Nhìn cách bà cụ đón con dâu thấy hạnh phúc lây”, một người bình luận. “Có mẹ chồng gần gũi, yêu thương như vậy cũng mừng”, người khác nhận xét.

Hành trình lao động xa xứ đầy thử thách nhưng cũng mang lại cơ hội đổi đời cho nhiều gia đình. Với Đình Cường và Thu Huyền, năm mới cũng là thời điểm đặt ra những mục tiêu mới. Họ tiếp tục cố gắng làm việc, tích lũy để sớm có ngày cả gia đình được đoàn tụ lâu dài.

Cảnh trái ngược ở văn phòng TP.HCM, Hà Nội ngày đầu làm việc sau Tết

Mùng 6 Tết, công ty của Kiều Trang (Hà Nội) vắng vẻ vì một số bộ phận nhân sự nghỉ đến 50%, trong khi không khí ở nhiều văn phòng TP.HCM rộn ràng, sôi nổi.

Bài hát lớn lên cùng con

Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.

Đức An

Ảnh: NVCC

Bạn có thể quan tâm