Chính phủ Pháp ra luật di chuyển chặng bay ngắn bằng đường cao tốc. Ảnh: Aero Time. |
Ông Clement Beaune, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Pháp, cho rằng đây là bước đi thiết yếu, là biểu tượng mạnh mẽ trong chính sách giảm phát thải khí nhà kính.
"Khi đấu tranh không ngừng để giảm khí thải, chúng ta không thể biện minh cho việc sử dụng máy bay giữa các thành phố lớn. Trong khi đó, mọi người có thể đi lại nhanh chóng và hiệu quả bằng tàu cao tốc", ông Beaune nói.
Với sự thay đổi này, các tuyến bay kết nối Paris với các trung tâm khu vực như Nantes, Lyon và Bordeaux sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên, các chuyến bay nối chuyến không bị ảnh hưởng.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) khẳng định các đường bay phải có đường sắt cao tốc thay thế. Những tuyến tàu cao tốc này phải có đủ các chuyến tàu sớm và tàu muộn.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lệnh cấm này sẽ không thực sự hiệu quả. Guillaume Schmid, cựu Phó chủ tịch hiệp hội phi công của Air France, viết trên Twitter: “Hành khách đang quay lưng lại với các chuyến bay bởi những tuyến đường sắt này".
Bà Jo Dardenne, giám đốc hàng không của nhóm vận động môi trường Transport & Environment, cho biết: “Lệnh cấm chuyến bay của Pháp là một động thái mang tính biểu tượng, nó có rất ít tác động đến việc giảm lượng khí thải".
Đồng thời, Transport & Environment ước tính rằng 3 đường bay bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm chỉ chiếm 0,3% lượng khí thải do các chuyến bay cất cánh từ lục địa Pháp tạo ra và 3% lượng khí thải từ các chuyến bay nội địa của nước Pháp (chỉ tính các chuyến bay nội địa trong đất liền).
Châu Âu có diện tích nhỏ thứ hai thế giới nhưng sở hữu nền văn hóa đa dạng, có lịch sử phát triển lâu đời. Zing giới thiệu tới bạn đọc những trang sách về lục địa già.