Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Pháp - Đức: Ít duyên nhưng nhiều nợ

Trong số 4 cặp đấu tứ kết năm nay, có lẽ cuộc đại chiến châu Âu giữa Đức và Pháp là đáng chú ý hơn cả xét về truyền thống cũng như những ân oán dù ít nhưng khó quên.

Đây là cặp đấu của 4 chức VĐTG (Đức 3 Pháp 1), 5 danh hiệu EURO (Đức 3 Pháp 2), trận chiến của hai trường phái đối nghịch, 1 thực dụng lạnh lùng, 1 lãng mạn hào hoa, cuộc chiến của hai trong số những đội bóng hàng đầu thế giới, và của cả những hận thù. Đêm nay, những ân oán ấy sẽ lại nối dài bất tận.

Pháp - Đức: Đại chiến nóng nhất World Cup 2014

Sau 56 trận đấu ở vòng bảng và vòng 1/8, cuộc đụng độ của hai "ông lớn" châu Âu Pháp - Đức tại tứ kết là bữa tiệc bóng đá được chờ đợi nhất từ đầu World Cup 2014.

Từ quá khứ

Đức - Pháp chưa bao giờ được coi là 1 cuộc đại chiến kinh điển, tuy nhiên, những cuộc chạm trán ít ỏi giữa họ trước đây đều là những trận chiến nảy lửa. Cho đến trước lần hội ngộ đêm nay, Đức và Pháp chỉ gặp nhau duy nhất 3 lần ở các kỳ World Cup, chưa lần nào ở EURO. Nhưng giữa họ chưa từng tồn tại tình hữu hảo như sự gần gũi về mặt địa lý.

Không xét những trận giao hữu thì lần đầu tiên hai đội gặp gỡ là tại trận tranh 3-4 World Cup 1958, khi đó tuyển Pháp với siêu tiền đạo Just Fontaine, người đã ghi tới 13 bàn tại giải đấu năm đó giành chiến thắng với tỉ số 6-3. Kỷ lục của Just Fontaine từng suýt bị 1 người Đức là "Vua dội bom" Gerd Mueller phá vào năm 1970 với 10 lần làm rung mành lưới đối phương.

Pha va chạm kinh hoàng giữa thủ môn Harald Schumacher (Đức) và hậu vệ Patrick Battiston (Pháp).
Pha va chạm kinh hoàng giữa thủ môn Harald Schumacher (Đức) và hậu vệ Patrick Battiston (Pháp).
Điều đó có nghĩa dù không trực tiếp cạnh tranh nhau nhưng giữa hai quốc gia này luôn có một cuộc chạy đua ngầm. Mới đây nhất là cuộc chiến tranh giành "Ngai vàng" UEFA giữa hai huyền thoại xuất sắc nhất của hai cường quốc bóng đá châu Âu. Và một lần nữa người Pháp chiến thắng, khi Platini đắc cử với số phiều bầu nhỉnh hơn "Hoàng đế" Franz Beckenbauer.

24 năm sau lần gặp gỡ đầu tiên, Pháp và Đức mới có dịp tái ngộ đó là tại bán kết Espana 82. Trận bán kết ở Sevilla năm ấy cho đến nay vẫn được xem là hấp dẫn nhất lịch sử World Cup. Khi đó, hai đội hòa nhau 3-3 trong 120 phút, và trên chấm 11 m người Đức bản lĩnh đã giành quyền vào chơi trận chung kết. Người duy nhất đá hỏng penalty trong 5 lượt sút của Les Bleus là Maxime Bossis.

Đức - Pháp: Nỗi đau thêm dài

Dù đang có phong độ ấn tượng tại kỳ World Cup này song một tuyển Pháp trẻ trung chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trước kinh nghiệm và bản lĩnh của người Đức.

Trận bán kết năm ấy còn ghi nhận pha va chạm kinh hoàng nhất trong lịch sử giữa thủ môn huyền thoại Harald Schumacher và hậu vệ Patrick Battiston. Cú va chạm mạnh đến nỗi hậu vệ Battiston của Pháp bất tỉnh trên sân và gãy 4 chiếc răng (trong đó có 2 răng cửa).

Bốn năm sau cũng tại vòng bán kết World Cup 1986, nhưng không còn kịch tính như trên đất Tây Ban Nha, Die Manschaft nhẹ nhàng vượt qua "gà trống Gaulois" 2-0 để lần thứ liên tiếp vào chơi trận chung kết World Cup. Đó cũng là VCK cuối cùng của bộ tứ huyền ảo Platini - Tigana - Giresse - Fernandez.

Tới hiện tại

28 năm kể từ Mexico, Đức và Pháp lại đụng độ lần này là tại tứ kết. Đã có quá nhiều thay đổi trong suốt quãng thời gian đó. Pháp đã giành chức VĐTG lần đầu tiên năm 98, Đức có danh hiệu lần thứ ba ở Italy 90. Hai đội cùng 1 lần vô địch châu Âu: Đức 96, Pháp 2000.

Cuộc chiến giữa Đức và Pháp là trận đấu được chờ đợi nhất tứ kết World Cup 2014.

Cả hai đều từng có thời kỳ thống trị bóng đá châu Âu và thế giới. Và cũng từng rơi vào những cuộc suy thoái trầm trọng cả về phong cách lẫn thành tích sân cỏ. Nay, họ đang từng bước dựng xây lại đế chế từng có lúc tưởng đã tàn vong.

Tuyển Đức giờ chẳng còn lạnh lùng, khô khan như xưa. Họ đang sở hữu trong tay dàn cầu thủ trẻ trung chơi tận hiến bậc nhất thế giới. Người Pháp vẫn lưu giữ sự lãng mạn thuở nào, song cũng ít nhiều mất đi sự mềm mại để thêm chút thực dụng, cơ bắp vào lối đá.

Đêm nay, sẽ chỉ có 1 đội được đi tiếp, kẻ thất bại sẽ lại tiếp tục con đường cải cách gian nan, người chiến thắng bước tiếp đến những thử thách cam go hơn. Pháp sẽ rửa hận thành công hay người Đức lại nối dài những ân oán?

 

Linh Trần

Bạn có thể quan tâm