Năm ngoái, Tiểu Lý (19 tuổi) đã đến bệnh viện địa phương thăm khám vì bị tiêu chảy. Sau khi chụp CT và làm các xét nghiệm khác, anh được chẩn đoán bị viêm dạ dày ruột cấp tính.
Đồng thời, bác sĩ cũng cho biết Tiểu Lý bị viêm ruột non và đề nghị anh tìm bác sĩ chuyên khoa để khám kỹ hơn.
Sau đó, Tiểu Lý đã đến Bệnh viện số 1 trực thuộc Đại học Ninh Ba (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) thăm khám. Trong quá trình khai thác thông tin bệnh sử, Tiểu Lý cho biết anh bị đau bụng mạn tính và thường xuyên bị tiêu chảy kéo dài.
Kết quả chụp CT cho thấy ruột non bị viêm, còn chụp MRI (cộng hưởng từ) quanh hậu môn lại cho kết quả bệnh nhân có lỗ rò hậu môn. Ngoài ra, bệnh nhân còn giảm albumin máu, thiếu máu. Qua đó, bác sĩ chẩn đoán Tiểu Lý mắc bệnh Crohn giai đoạn khởi phát.
Do được phát hiện sớm, nam bệnh nhân không cần phẫu thuật, chỉ cần uống thuốc. Sau một thời gian điều trị, bệnh tình của Tiểu Lý đã được cải thiện.
Theo bác sĩ Trần Trạch Ninh, Khoa Nội soi Tiêu hóa Bệnh viện Phúc Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc), bệnh Crohn là một dạng bệnh viêm ruột (IBD) có thể phát triển ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa và thường ảnh hưởng nhất đến ruột non và ruột già.
Người mắc bệnh Crohn sẽ thường bị đau bụng, tiêu chảy hay đi tiêu ra máu và có triệu chứng như viêm dạ dày ruột. Bệnh Crohn dễ bị chẩn đoán thành viêm ruột thừa, ung thư đường tiêu hóa.
Bệnh Crohn là bệnh tự miễn, diễn biến lâu dài, khó điều trị, có thể tái phát nhiều lần. Độ tuổi phát bệnh chủ yếu là 15-30 tuổi. Căn bệnh này còn được gọi là "ung thư xanh" hay ung thư "bất tử" do thường không gây nguy hiểm đến tính mạng và không phát triển thành ung thư.
Dù vậy, nếu không điều trị, bệnh Crohn có thể gây xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng, thủng ruột cấp tính, tắc ruột, gây viêm toàn bộ niêm mạc đường tiêu hóa từ miệng đến hậu môn, suy dinh dưỡng nặng. Do đó, người mắc bệnh Crohn phải thăm khám và điều trị bằng thuốc chặt chẽ suốt đời.
Người mắc bệnh Crohn nhẹ được điều trị bằng thuốc để kiểm soát nhu động ruột và giảm các triệu chứng đau bụng, sưng viêm. Tuy nhiên, nếu ruột bị tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân vẫn cần phải phẫu thuật cắt bỏ kịp thời phần ruột bị bệnh nặng để tránh rủi ro sức khỏe gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo bác sĩ Trần Trạch Ninh, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như tiêu chảy và đau bụng. Trong đó các cơn đau bụng rất rõ ràng sau khi ăn, đau thường khu trú quanh rốn và bụng dưới bên phải, có thể thuyên giảm sau khi đại tiện.
Người bệnh còn sụt cân, sốt, chán ăn, mệt mỏi, thiếu máu hay chậm phát triển ở thanh thiếu niên. Một số ít bệnh nhân còn bị viêm khớp.
Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.