Ông K. hồi phục sau khi phẫu thuật và xạ trị. Ảnh: BVCC. |
Tháng 7/2023, ông G.V.K. (45 tuổi, trú huyện Thanh Ba, Phú Thọ) xuất hiện một vài biểu hiện bất thường khi đi tiểu như tiểu rắt, tiểu ra máu nên đã đến khám tại khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Tại đây, kết quả các xét nghiệm chẩn đoán cho thấy người bệnh có khối u tuyến tiền liệt kích thước rất lớn, trọng lượng đo được trên cộng hưởng từ tương đương 226 gram.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, không mắc bệnh nền trước đó nên đã rất sốc khi nhận được chẩn đoán.
Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy ông bị ung thư biểu mô tuyến tiền liệt. Người bệnh đượcchỉ định phẫu thuật cắt nội tiết ngoại khoa, dẫn lưu bàng quang và dẫn lưu niệu quản trái. Ca mổ diễn ra thuận lợi.
Sau phẫu thuật 14 ngày, sức khỏe ông K. ổn định, được chuyển sang khoa Xạ trị & Y học hạt nhân – Trung tâm Ung bướu xạ trị.
Sau 23 buổi điều trị tia xạ, người bệnh đáp ứng tốt, khối u đã nhỏ đi rất nhiều. Tinh thần bệnh nhân vui vẻ, sức khỏe hồi phục tốt, không còn hiện tượng tiểu rắt và tiểu ra máu.
Theo TS.BS Phạm Tiến Chung, Phụ trách Trung tâm Ung bướu, Trưởng khoa Xạ trị và Y học hạt nhân, Trung tâm Ung bướu, đây là một trong số nhiều người bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát hiện muộn nhưng đáp ứng tốt nhờ tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
Riêng với trường hợp ông K., người bệnh phát hiện bệnh khi ở giai đoạn muộn, khối u đã phát triển rất lớn. Nhưng nhờ tuân thủ đúng phác đồ điều trị, tình trạng sức khỏe hiện tại của ông đã ổn định, khối u nhỏ đi rất nhiều, tiên lượng bệnh tốt.
"Tuy nhiên, nếu bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm hơn, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn, thời gian điều trị ngắn và chi phí ít tốn kém hơn", tiến sĩ Chung nhận định.
Qua đây, chuyên gia khuyến cáo người dân nên có ý thức chủ động kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ, ít nhất một lần/năm.
Ngoài ra, một số nhóm người có nguy cơ cao ung thư cần lưu ý là gia đình có tiền sử người thân từng mắc ung thư; người có thói quen sinh hoạt, lối sống thiếu lành mạnh như hay thức khuya, uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên…; người làm việc trong môi trường ô nhiễm, có chứa hóa chất độc hại.
Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh lý mạn tính như viêm gan B mạn tính, viêm loét dạ dày mạn tính, viêm đại tràng mạn tính… không được điều trị triệt để, bệnh dễ tái phát và có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.