Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phi Nhung gặp sự cố với liveshow trực tiếp truyền hình

Sự cố nhà hát bị cúp điện trước giờ diễn và một vài trục trặc về âm thanh không ảnh hưởng đến phần trình diễn nhiều cảm xúc của nữ ca sĩ hải ngoại trong liveshow Sol vàng.

Liveshow Sol vàng tháng 10 với nhân vật chính là Phi Nhung - Thương nhớ người dưng vừa diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM và được truyền hình trực tiếp trên VTV9 tối 11/10. Khán đài không còn một ghế ngồi, cũng không có sự bát nháo thường thấy. Bầu không khí im phăng phắc để chờ đợi tiếng hát Phi Nhung cất lên. 

Trước khi bắt đầu đêm nhạc, khu vực Nhà hát Hòa Bình bị cúp điện nên bộ phận âm thanh phần nào bị ảnh hưởng theo. Tuy vậy, nữ ca sĩ hải ngoại luôn chứng tỏ được sự bản lĩnh của mình. Chút trục trặc không khiến chị nao núng mà còn ra sức truyền tải cảm xúc vào bài hát, để kết nối với người nghe.

ph

Phi Nhung mở đầu đêm nhạc bằng ca khúc giới thiệu mảnh đất nơi cô sinh ra và lớn lên.

Liveshow Sol vàng giúp Phi Nhung vẽ lại chân dung đời mình bằng âm nhạc và chia theo chương. Cuộc đời gian truân, tình duyên lận đận nên âm nhạc như sự cứu rỗi cho tâm hồn và chắp cánh cho những mơ ước của nữ ca sĩ.

Trấn Thành hát quá điệu trong liveshow Phi Nhung

MC đắt show có màn song ca khá mùi mẫn với đàn chị trong ca khúc “Đâu phải tại chúng mình” nhưng lối hát màu mè và cách diễn cường điệu của Trấn Thành không phải ai cũng thích.

Chương đầu tiên Năm mười bảy tuổi, khán giả bắt gặp một Phi Nhung của những ngày đầu tiên, chân ướt chân ráo bước chập chững bước vào âm nhạc. Ca khúc chủ đề và Thương một người dưng, Con gái của mẹ qua giọng hát của cô khiến người nghe cảm thấy buồn man mác và thương cảm cho số phận nổi trôi của người ca sĩ trẻ khi ấy.

Nếu không phải là Phi Nhung, khán giả không biết sẽ có ai truyền tải được thông điệp bài hát giàu chất tự sự ấy với tất cả sự thổn thức. Nếu không được trời phú cho giọng hát, nếu không trải qua những cay đắng cuộc đời, Phi Nhung sẽ mờ nhạt trong “rừng” ca sĩ khác. Bởi lối hát bản năng ấy không theo một quy chuẩn nào, đôi lúc cô không tiết chế khiến người nghe bị chói tai và cảm nhận rõ rệt mức chênh và phô trong cách xử lý. Thế nhưng người ta vẫn yêu, vẫn thích một Phi Nhung dân dã.

Cuộc đời Phi Nhung rẽ sang chương 2 – Ru lại câu hò. Những ca khúc: Giấc mơ cánh cò, Sông quê, Không phải tại chúng mình Ru lại câu hò mà cô biểu diễn cùng khách mời đã lấy đi những giọt nước mắt của người xem. Âm nhạc bù đắp cho sự thiếu thốn của Phi Nhung, nhưng âm nhạc cũng khiến cô khắc khoải và đớn đau khi sống lại những tình cảm vốn đã dở dang.

Phi Nhung không chỉ hát, cô còn diễn kịch cùng Hoài Linh, Vân Sơn… trong nhiều tiểu phẩm. Thế nên ở phần 3, khán giả được chứng kiến vở Làm dâu đất khách với sự góp mặt của chủ nhân đêm nhạc cùng Bảo Chung, Kim Tử Long, Kiều Mai Lý, Hữu Quốc. Vở kịch đã cũ, nhưng âm nhạc được ghép vào như lời thổn thức rung lên trong những đoạn cao trào, khiến người xem không cầm được nước mắt.

Vở kịch nhuộm màu nước mắt.

Vở kịch nhuộm màu nước mắt.

Áo mới Cà Mau được Phi Nhung lựa chọn để khép lại vì thời lượng truyền hình trực tiếp đã hết. Nhưng khán giả có mặt tại Nhà hát vẫn ngồi đó và chờ đợi. Lúc này cô đã khóc, khóc vì quá xúc động trước tình cảm chân thành của những người yêu thương mình. Lúc này, khi sự cố đã được khắc phục, Phi Nhung thăng hoa hơn để thì thầm với người nghe qua những ca khúc: Ai khổ vì ai, Em về kẻo mưa, Tựa cánh bèo trôi, Con còn trắng, Em vẫn hoài yêu anh…

Đến giây phút cuối cùng, khán giả vẫn còn nán lại chờ đợi. Họ muốn nhiều hơn ở Phi Nhung, ở giọng hát bình dân và con người chân phương của chị. Nhưng người yêu nhạc sẽ còn đợi, đợi Phi Nhung “có tiền” để làm liveshow khác, thật “đã” hơn.

Vân Châu

Ảnh: DL Duy, Bá Ngọc

Bạn có thể quan tâm