1. "Hà Nội 36 phố phường" được đặt ra từ thời vị vua nào của Việt Nam?
Theo giáo sư học Lê Văn Lan, sách vở từng ghi chép vào tháng 12/1748, vua Lê Hiển Tông từng chia kinh thành Thăng Long thành 36 khu vực gọi là phường, thuộc hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức. Cuối thế kỷ XIX, Hà Nội có hơn 50 phố với tên gọi bắt đầu bằng chữ "Hàng". |
2. Đặc điểm chung của khu phố cổ Hà Nội là gì?
Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ |
3. Phố Hàng Chiếu trước đây có tên gọi Nôm là gì?
Theo tư liệu của thành phố Toulouse (Pháp) - Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, phố Hàng Chiếu còn được gọi là Đông Hà. Sách Đại Nam Nhất thống chí chép: "Phố Đông Hà bán chiếu trơn". Hàng Chiếu nằm giữa Đồng Xuân và bến sông Hồng nên luôn sầm uất. |
4. Căn nhà nơi Bác Hồ viết bản "Tuyên ngôn độc lập" nằm ở con phố nào?
Ngôi nhà số nhà 48 Hàng Ngang (Hà Nội) nơi Bác Hồ đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Theo thời gian, nơi đây trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách đến tham quan. |
5. Khu phố cổ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Di tích lịch sử quốc gia" vào năm nào?
Ngày 5/4/2004, khu phố cổ Hà Nội được vinh dự đón nhận danh hiệu "Di tích lịch sử quốc gia" theo Quyết định số 14/2004/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin. |
6. Chợ nào lớn nhất trong khu phố cổ Hà Nội?
Theo tư liệu của Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, Việt Nam; là chợ lớn nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Chợ có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. |
7. Căn nhà số 87 trong phố nào của Hà Nội được cấp bằng "Di sản cấp Quốc gia" vào năm 2004?
Ngày 16/2/2004, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định công nhận nhà 87 Mã Mây là Di sản cấp Quốc gia. |