Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phóng viên Việt làm báo Tây thu nhập chục ngàn đô/tháng

Được làm việc trong những tờ báo nổi tiếng thế giới với một mức lương khổng lồ là niềm mơ ước của nhiều người nhất là trong thời kinh tế khủng hoảng hiện nay.

Phóng viên Việt làm báo Tây thu nhập chục ngàn đô/tháng

Được làm việc trong những tờ báo nổi tiếng thế giới với một mức lương khổng lồ là niềm mơ ước của nhiều người nhất là trong thời kinh tế khủng hoảng hiện nay.

Buổi chia sẻ về làm báo quốc tế tại Việt Nam của ba nhân vật, chị Nguyễn Phương Linh (PV Financial Times; chị Đỗ Minh Thùy (cựu trợ lý thông tin TIME) và chị Đào Thu Hiền (cựu phóng viên hãng tin AP và Bloomberg) tại trường ĐH FPT đã thu hút được sự chú ý nhiều bạn trẻ đam mê nghề báo.

Từ những “kẻ ngoại đạo”…

Làm sao để lọt vào mắt xanh của những ông trùm truyền thông khi xuất phát điểm không phải là người có chuyên môn về báo chí?

Tiếng Anh của bạn phải cực kỳ xuất sắc. Đó chính là tiêu chí đầu tiên của một ứng cử viên vào một tờ báo quốc tế. Bởi để diễn đạt một thông điệp bằng tiếng Anh đã khó, diễn đạt nó đầy đủ thông tin, và ngắn gọn nhất lại càng khó. Cộng thêm bạn phải có vốn kiến thức xã hội, văn hóa và khả năng ngôn ngữ nhất định chính là yếu tố tiên quyết để bạn bước một chân vào cơ quan của một tờ báo quốc tế tại Việt Nam.

Chị Đỗ Minh Thùy, chị Nguyễn Phương Linh và chị Đào Thu Hiền (trừ trái qua) trong buổi chia sẻ Làm báo quốc tế tại Việt Nam.

Họ là những cử nhân ngoại ngữ, nhưng những kẻ ngoại đạo đã phải từng bước từng bước một học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng làm báo để có thể đạt được yêu cầu khắt khe của những nhà tuyển dụng và trở thành những người làm trong những tờ báo lớn nhất thế giới. Nhưng cái quan trọng nhất lại chính là “lửa nghề” trong mỗi người.

Chị Nguyễn Phương Linh – PV Thời báo Financial Times đã chứng minh điều đó. Không có kinh nghiệm báo chí, chị trúng tuyển sau khi ứng tuyển đến lần thứ 2 vào Thời báo Financial Times vẫn bị đánh giá rằng “được nhận không phải nhận vì điều gì lớn lao mà chỉ vì lòng nhiệt tình của mình”.

Chị Đỗ Minh Thùy cũng là một bằng chứng về sự kiên trì “bám nghề” khi có nhiều cơ hội lựa chọn nghề. Chị đi từ cộng tác viên cho bản tin tiếng Anh của VTV đến trợ lý thông tin tạp chí Time cũng chỉ vì một tiếng gọi của sự yêu thích với nghiệp cầm bút dù chị học sư phạm.

Chị Đào Thu Hiền lại chọn cho mình cách “hợp thức hóa” nghề nghiệp của mình bằng việc kiếm học bổng Fullbright của Mỹ về ngành báo chí và chị đã từng là phóng viên của hãng thông tấn AP. 

Đến những người có thu nhập khủng

Không chỉ được tiếng trong nghề báo với chức danh là một phóng viên nước ngoài làm việc cho những tờ báo danh giá mà họ còn được hưởng một mức lương và chế độ đáng mơ ước. Mức lương chục ngàn đô tương đương với một tổng giám đốc ở Việt Nam và một chế độ bảo hiểm có thể khám và chữa bệnh ở bất cứ bệnh viện nào trên thế giới kể cả người thân của mình (chồng/vợ, con).

Vào năm 2001 chị Đỗ Minh Thùy đã nhận được mức lương 450 USD/tháng, chị Đào Thu Hiền vào năm 1995 đã nhận được mức lương 400 USD/tháng. Và chị Nguyễn Phương Linh “bật mí” về mức lương của một intern (trợ lý thông tin) của Thời báo Financial Times hiện nay là 50 đôla/ngày. Chưa kể mức nhuận bút được tính bằng tiền đô/chữ.

Associated Press (tiếng Anh của "Liên đoàn Báo chí", viết tắt AP), là một thông tấn xã của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới (ảnh Internet).

Ngoài ra, cả ba nhân vật cùng chung quan niệm “nghề báo mang lại rất nhiều, rất nhiều cơ hội học hỏi, và nếu bạn là một sinh viên mới ra trường vượt qua được thử thách trở thành một nhà báo thực thụ thì không còn trở ngại nào mà bạn không vượt qua”. Đó là một môi trường sẽ rèn luyện không chỉ kĩ năng nghề nghiệp mà các kiến thức cùng những mối quan hệ xã hội cũng là những hành trang thực sự đáng quý.

Không thể không kể đến những khó khăn của một người làm báo quốc tế tại Việt Nam, bởi là những người Việt lại làm cho tờ báo Tây đã có lúc phải đấu tranh giữa việc đưa tin trung thực và hình ảnh quốc gia. Ngoài ra, để đưa được thông tin từ Việt Nam đến được bạn đọc giữa biển thông tin thế giới  đòi hỏi những người làm báo quốc tế ở Việt Nam về kỹ năng chọn lọc thông tin, cách tiếp cận thông tin theo phong cách Tây. Và chịu sự quản lý khá gắt gao như không được nhận bất cứ một quà tặng của đối tác hay gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin. Chị Thùy chia sẻ: “Khó khăn thì nghề gì cũng có và nó mang đặc thù khác nhau. Và tôi khuyên bạn nên bắt đầu mọi việc bằng tâm thế luôn luôn sẵn sàng, luôn luôn học hỏi và sai thì cần phải biết làm lại cho tốt hơn”.

Việc làm báo quốc tế ở Việt Nam như việc đá bóng trên “sân khách”, nhiều khó khăn nhưng cũng không ít những thú vị.

Theo Người Đưa Tin

Theo Người Đưa Tin

Bạn có thể quan tâm