Già nhanh là nỗi sợ không của riêng ai, đặc biệt là phụ nữ. Nhất là khi môi trường sống hiện đại có nhiều thay đổi, cộng thêm lối sống, áp lực… khiến sức khỏe dễ xuống cấp, quá trình lão hóa nhanh hơn.
Dù đang còn trẻ, nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu sau có nghĩa là bạn đang già đi nhanh chóng, tuổi thọ suy giảm, cần phải bảo vệ cơ thể.
Theo Sina, 5 dấu hiệu dưới đây cho thấy cơ thể già nua, lão hóa:
1. Bụng dưới phình to
Một trong những dấu hiệu lão hóa điển hình chính là phần bụng dưới trở nên to hơn, mỡ bụng nhiều hơn. Lý do cho sự thay đổi này chính là tốc độ trao đổi chất của cơ thể suy giảm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thụ trong đường ruột.
Phụ nữ càng nhiều tuổi thì chức năng của các bộ phận trong cơ thể càng suy giảm, khả năng trao đổi chất cũng không được như ban đầu. Tốc độ tiêu hóa và phân hủy chất béo trong đường ruột giảm sẽ làm chất béo và độc tố dư thừa tích tụ trong cơ thể nhiều hơn.
Với đặc điểm cấu trúc thân hình tam giác ngược của phụ nữ, phần bụng là nơi dễ tích tụ chất béo nhiều nhất, dẫn đến khu vực này nhanh to hơn. Đây cũng là dấu hiệu cho biết chị em đã bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa.
Béo bụng dưới phản ánh rõ nhất dấu hiệu cơ thể lão hóa. Ảnh: Sina. |
2. Đau đầu gối
Càng lớn tuổi, xương càng lão hóa, lượng canxi mất đi ngày càng nghiêm trọng. Phụ nữ sẽ dễ mắc các bệnh về xương khớp hơn. Khảo sát cho thấy tốc độ thoái hóa khớp của phụ nữ cao gấp 10 lần nam giới do phụ nữ phải trải qua thời kỳ mãn kinh, khiến estrogen giảm đột ngột, đẩy nhanh quá trình mất canxi nên khớp gối dễ bị đau.
Phụ nữ dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa, chỉ cần cảm nhận thấy đầu gối thường xuyên bị đau thì có thể là dấu hiệu của lão hoá, cần cần bổ sung canxi càng sớm càng tốt và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn để bổ sung vitamin D.
3. Kinh nguyệt không đều
Đối với phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt không đều là dấu hiệu nhận biết lão hóa. Lão hóa diễn ra khiến hàm lượng estrogen bị mất cân bằng, gây tăng cân, giảm trọng lượng cơ, rối loạn giấc ngủ, khiến cơ thể già đi và làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời lão hóa còn là nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc bệnh tim, loãng xương và tiểu đường.
4. Vòng ba chảy xệ
Để chống lão hóa, phụ nữ rất cần collagen. Collagen không chỉ làm cho khuôn mặt của chúng ta săn chắc và đàn hồi hơn mà còn có thể làm cho các cơ ở tất cả các bộ phận trên cơ thể dẻo dai, săn chắc, nhất là phần xương, sụn.
Vòng 3 là một trong những bộ phận thay đổi rõ rệt khi cơ thể lão hóa, lúc này mông có xu hướng biến đổi kích thước, nhỏ hơn hoặc xệ xuống rất nhanh nếu không có biện pháp để cải thiện kịp thời.
5. Tốc độ đi bộ chậm hơn
Phụ nữ trước 30 tuổi đã phát hiện tốc độ đi bộ chậm hơn trước thì đây có thể là dấu sớm của việc bạn đang già đi. Ngoài ra, nó còn có các biểu hiện như thở hổn hển khi leo cầu thang, lực tay yếu, thường xuyên đổ mồ hôi,… Những dấu hiệu này cần được phụ nữ chú ý.
Nếu phụ nữ muốn trì hoãn sự lão hóa , hãy tăng cường ngay 3 việc:
Uống đủ nước
Bí quyết cơ bản nhất của chống lão hóa là dưỡng ẩm, chúng ta có thể bổ sung nước từ thức ăn hoặc nước uống mỗi ngày. Đồng thời nên chú ý dưỡng ẩm cho da thông qua việc dưỡng da.
Trà xanh rất tốt cho cơ thể phụ nữ, có tác dụng dưỡng ẩm đường ruột, trì hoãn lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Uống một cốc trà mỗi ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.
Tập thể dục nhiều hơn
Phụ nữ nếu muốn trì hoãn sự lão hóa thì phải tập thể dục nhiều hơn, như vậy có thể làm cho da săn chắc hơn. Chị em cũng có thể tập thêm yoga nhẹ nhàng để tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt của cơ thể, giúp trẻ trung và có sức sống hơn.
Bôi kem chống nắng
Để bảo vệ da trước sự tác động của ánh mặt trời, bạn hãy bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút và sau đó cách 2-3 tiếng lại bôi lại một lần. Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể dùng các loại kem chống nắng vật lý, như thế sẽ càng an toàn hơn cho làn da của bạn.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.