Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phụ nữ khao khát có ‘làn da phú bà’

Tiêu chuẩn làn da trắng mịn được coi là yếu tố cơ bản nhất để phô bày sự thành đạt, biểu tượng của giàu có và địa vị ở Trung Quốc, theo Jing Daily.

Nhu cầu dưỡng da của phụ nữ Trung Quốc tăng vọt sau đại dịch. Ảnh: Jing Daily.

Xu hướng chăm sóc sức khỏe và đặc biệt chú ý đến làn da đang ngày càng phổ biến tại Trung Quốc. Năm 2021, thị trường mỹ phẩm nước này đạt doanh thu 81,25 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, các sản phẩm cao cấp được ước tính sẽ vượt qua mỹ phẩm đại chúng và chiếm tới 53% thị trường vào 2025.

Vẻ đẹp tiêu chuẩn

Nhiều phụ nữ Trung Quốc tin rằng, cách để đạt được địa vị “bai fu mei" (tạm dịch: trắng, đẹp và giàu có) giống như những người nổi tiếng là thông qua việc đầu tư vào việc chăm sóc làn da bằng các phương pháp đắt tiền.

Việc chăm sóc da theo kiểu cao cấp thường sẽ tập trung vào từng vùng da khác nhau, đạt tiêu chuẩn về y tế và được các bác sĩ da liễu công nhận.

Thông thường, người tiêu dùng chính của những sản phẩm cao cấp là phụ nữ giàu có ngoài 30 tuổi đang tìm cách làm đầy nếp nhăn, mờ vết thâm và trẻ hóa làn da. Tuy nhiên, hiện nay, mặt hàng này đang được thế hệ Millennials và Gen Z ở các thành phố lớn ưa chuộng.

lan da phu ba anh 1

"Bai fu mei" trở thành tiêu chuẩn được nhiều phụ nữ Trung Quốc theo đuổi. Ảnh: Fashion Gone Rogue.

Chi tiêu trung bình cho các sản phẩm làm đẹp của người tiêu dùng nữ sinh sau năm 1990 đã tăng 85%.

Với một thế hệ không còn quá nặng nề về chuẩn mực hôn nhân và xã hội, họ thoải mái coi việc tự chăm sóc bản thân lên hàng đầu. Điều này đã khiến cho việc tiêu tiền vào mỹ phẩm cao cấp trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Coi trọng chất lượng hơn thương hiệu

Người tiêu dùng Trung Quốc từ lâu đã đặt niềm tin vào các nhãn hàng và nghiên cứu da liễu đến từ phương Tây. Do đó, các sản phẩm từ nước ngoài luôn có vị thế vững chắc trong thị trường nội địa. Theo dữ liệu của công ty JD.com, các thương hiệu chăm sóc da của châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đang chiếm ưu thế về thị phần ở nước này.

Tuy nhiên, thời gian đây, người dân có xu hướng chú ý đến sản phẩm được khuyên bởi bác sĩ da liễu và các nhãn hiệu “cây nhà lá vườn”, vốn tận dụng lợi thế văn hóa liên quan đến yếu tố y học cổ truyền.

lan da phu ba anh 2

Sản phẩm đến từ các thương hiệu nội địa với chất lượng tốt ngày càng được ưa chuộng. Ảnh: Jing Daily.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng coi trọng việc chứng thực từ chuyên gia da liễu, sự công nhận của các tổ chức y tế lớn.

Thế hệ trẻ ngày càng am hiểu công nghệ, có khả năng tiếp cận nhiều thông tin hơn để khám phá và hiểu về sản phẩm. Đồng thời, họ cũng trở nên hiểu biết và chi li hơn trong việc chăm sóc da.

Sự quan tâm đến thương hiệu và tên tuổi nổi tiếng thế giới giảm dần, việc chăm sóc làn da giờ đây được coi là một khoản đầu tư dài hạn. Ngay cả với những người trẻ, chất lượng sản phẩm là tiêu chí được đặt lên hàng đầu.

Dân Trung Quốc cưới ít nhưng chi tiền nhiều hơn

Hannah Yang (26 tuổi), sống tại Thâm Quyến chia sẻ việc mặc váy cưới Vera Wang, giày pha lê Jimmy Choo và tổ chức hôn lễ trong một lâu đài là khao khát từ niên thiếu của cô.

Bình Nhi

Bạn có thể quan tâm