Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Phù thủy' thôi miên rắn ở Ấn Độ trước nguy cơ mất nghề

Nghề dụ rắn truyền thống hàng trăm năm tuổi của Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ mai một do luật bảo vệ động vật hoang dã và tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng tại đây.

Nghề dụ rắn ở Ấn Độ Những người làm nghề dụ rắn ở Ấn Độ truyền nghề cho con cái từ khi chúng còn nhỏ. Trẻ em có thể thuần hóa những con vật nguy hiểm này mà không sợ hãi.
phu thuy thoi mien ran anh 1
Ravi Nath tạo dáng chụp ảnh với một con rắn hổ mang ở Jogi Dera, làng Baghpur, trung tâm bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, ngày 10/11/2016. Các phù thủy thôi miên rắn hay người dụ rắn ở Jogi Dera đã lưu giữ công việc của họ qua nhiều thế hệ. Họ có thể bắt rắn độc và làm cho chúng nhảy múa theo âm nhạc.
phu thuy thoi mien ran anh 2
Một người dụ rắn ở Jogi Dera giữ con rắn hổ mang bị bắt trong một ngôi nhà ở làng bên. Những người dụ rắn được gọi đến bắt rắn những khi loài vật nguy hiểm này vào nhà hoặc vườn ruộng của người dân.
phu thuy thoi mien ran anh 3
Rắn là loài vật được những người theo đạo Hindu ở Ấn Độ tôn thờ. Những phù thủy thôi miên rắn được coi là các tín đồ của Thần Shiva, vị thần được mô tả có làn da màu xanh và thường có một con rắn hổ mang quấn quanh cổ.
phu thuy thoi mien ran anh 4
Nghề thôi miên rắn từng là một công việc ổn định tại các chợ và lễ hội ở Ấn Độ. Các phù thủy thôi miên rắn làm mê hoặc đám đông khán giả nhờ khả năng điều khiển sinh vật độc nhất thế giới này.
phu thuy thoi mien ran anh 5
Một người dụ rắn làm sạch mắt cho con rắn của anh. Những người dụ rắn cho biết truyền thống hàng trăm năm tuổi này của họ đang mai một dần khi chính quyền đẩy mạnh thực thi luật bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là sau khi một lệnh cấm hoàn toàn bắt đầu được thi hành vào năm 1991.
phu thuy thoi mien ran anh 6
Con gái của một "phù thủy" thôi miên rắn vừa ăn sáng vừa nắm các con rắn trong tay. Ở Jogi Dera, người dụ rắn kiếm được khoảng 200 rupee (3 USD) một ngày. Số tiền ít ỏi này không đủ để nuôi sống gia đình.
phu thuy thoi mien ran anh 7
Sự hiện đại hóa cũng góp phần làm mai một dần nghề thôi miên rắn. Các phù thủy thôi miên rắn không còn kiếm được nhiều như trước vì ngày nay người ta có thể lựa chọn nhiều cách thức giải trí khác.
phu thuy thoi mien ran anh 8
Một bé trai ở Jogi Dera nằm trên võng trong khi con rắn hổ mang ở ngay phía dưới. Dân làng trẻ tuổi từng yêu thích nghề dụ rắn cũng không còn mặn mà với nó như trước. Họ rời đi để tìm kiếm công việc tại các công trường xây dựng hoặc kéo xe.
phu thuy thoi mien ran anh 9
Một phù thủy thôi miên rắn ngồi trên đường với đồ đạc của mình sau khi trở về nhà từ chuyến đi dài một tháng ở Jogi Dera, ngày 16/1. Họ cũng thường bán thuốc trị độc cho những người bị rắn cắn.
phu thuy thoi mien ran anh 10
Phù thủy thôi miên rắn thổi sáo bầu trước các con rắn hổ mang sau lễ cầu kinh buổi sáng tại một ngôi đền ở Jogi Dera, ngày 10/11/2016. Những người dụ rắn truyền nghề cho con cái họ từ khi chúng còn nhỏ. Kuldip Nath, một người dụ rắn, nhớ lại những lúc cùng cha tìm bắt rắn và cảm thấy hối hận vì đã không đi học. "Đôi lúc tôi cảm thấy mình nên đi học để kiếm một công việc tử tế hoặc buôn bán gì đó. Như vậy tôi có thể chăm sóc tốt hơn cho gia đình và các con tôi", anh nói.

Làng rắn hổ mang ở Thái đối mặt với cuộc chiến để sinh tồn

Những con rắn hổ mang trong làng Ban Koke Sa-nga ở Thái Lan đang đối mặt với nhiều thách thức sinh tồn do nguy cơ cạn kiệt nguồn thức ăn.

Bên trong xưởng nhồi xác 6.000 động vật mỗi năm ở Namibia

Nhiều động vật như voi, cá sấu, tê giác ... bị nhồi xác, khâu da thủ công và đính mắt giả trong những công xưởng hợp pháp ở Namibia.

Tuyết Mai (Theo Reuters)

Bạn có thể quan tâm