Lấy mỡ má là một phương pháp làm thon mặt được không ít người ưa chuộng. Ảnh minh họa: Andrea Piacquadio/Pexels. |
Bạn rất có thể đã biết đến tiêm botox và massage lưu dẫn hệ bạch huyết để làm gọn mặt. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có hiệu quả trong một khoảng thời gian và cần bạn quay lại điều trị bổ sung.
Lúc này, lấy mỡ má (buccal fat removal) sẽ là một lựa chọn thay thế đáng cân nhắc. Theo Spate, công ty nghiên cứu xu hướng người tiêu dùng, chỉ riêng ở Mỹ, trung bình mỗi tháng có tới 105,8 nghìn lượt tìm kiếm về cách làm đẹp này.
Dù vậy, buccal fat removal thực sự là gì và có phù hợp với tất cả không? Elle làm việc với các bác sĩ và chuyên gia giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Buccal fat removal lý tưởng cho những ai có khuôn mặt tròn trịa hoặc mỡ má nhiều. Ảnh minh họa: cottonbro studio/Pexels. |
Buccal fat removal là gì?
Buccal fat pad là túi mỡ nằm bên trong má. Phẫu thuật loại bỏ phần mỡ này sẽ giúp giúp khuôn mặt trông thon gọn hơn, Konstantin Vasyukevic, bác sĩ phẫu thuật, cho hay.
Bên cạnh đó, mỡ má nằm sát niêm mạc miệng vùng má dưới. Vì vậy, người mỡ má lớn thường có khuôn mặt tròn hoặc dễ bị chảy xệ. Thực hiện buccal fat removal sẽ giúp khuôn mặt họ góc cạnh và có dáng trái tim hơn, Babak Azizzadeh, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, nói thêm.
Quá trình lấy mỡ má dao động trong khoảng 30 phút. Bạn sẽ được gây tê cục bộ. Sau đó phần mỡ sẽ được loại bỏ thông qua một vết rạch nhỏ bên trong má.
Phẫu luật cắt bỏ mỡ má giúp khuôn mặt sắc sảo hơn. Ảnh minh họa: Polina Kovaleva/Pexels. |
Lợi ích và chi phí
Loại bỏ túi mỡ má chủ yếu giúp phần má và hình dáng toàn diện của khuôn mặt sắc nét và thanh tú hơn. Làm thon gọn vùng giữa phần má trên và đường viền hàm dưới cũng là một tác dụng đáng kể khác.
Tuy nhiên, mọi người không nên phụ thuộc vào mỗi việc lấy túi mỡ má để có được khuôn mặt như ý. Bác sĩ Azizzadeh cho hay ông thường tiến hành định vị lại túi mỡ má trong các cuộc phẫu thuật căng da mặt chuyên sâu để giúp tạo hình khuôn mặt tốt hơn.
Điều này tác động tích cực rõ rệt lên độ tự nhiên, thời gian duy trì kết quả cũng như giảm thiểu nếp nhăn tái phát.
Vì yêu cầu chuyên môn và độ chính xác cao, chi phí cho một cuộc phẫu thuật lấy mỡ má không hề rẻ.
Thông thường, giá cả sẽ dao động trong khoảng từ 5.000-20.000 USD tùy thuộc nơi bạn sống cùng bác sĩ chịu trách nhiệm thực hiện và trình độ của họ. Chi phí loại bỏ mỡ má cũng sẽ thay đổi khi được thực hiện kết hợp với một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ khác, chẳng hạn căng da mặt.
Sau phẫu thuật, bạn nên ưu tiên ăn đồ lỏng và mềm để tránh ảnh hưởng lên vết khâu. Ảnh minh họa: Polina Tankilevitch/Pexels. |
Thời gian hồi phục
Nếu bạn chỉ thực hiện duy nhất lấy mỡ má, thời gian hồi phục khá nhanh. Chỉ cần 7-10 sau đó là bạn có thể hoạt động lại bình thường, theo bác sĩ Azizzadeh.
Tuy nhiên, buccal fat removal cũng có thể tiến hành kết hợp với căng da mặt. Lúc này, quá trình lành vết thương có thể kéo dài lâu hơn và còn thay đổi tùy theo tình hình sức khỏe của bạn.
Bác sĩ Azizzadeh khuyến khích ăn thức ăn lỏng từ 48-72 tiếng hậu phẫu vì vết khâu nằm bên trong miệng và giúp giảm thiểu việc nhiễm trùng.
Đồng quan điểm với bác sĩ Azizzadeh, bác sĩ Vasyukevic cho hay bạn sẽ cần chế độ ăn lỏng trong 1-2 ngày đầu tiên. Sau đó, bạn nên chuyển sang thức ăn mềm và trở lại ăn uống bình thường từ 1-2 tuần sau phẫu thuật. Ngoài ra, hoạt động nặng cần được hạn chế ít nhất từ 2-3 tuần.
Khuôn mặt có thể biến dạng nếu lấy mỡ má không được thực hiện đúng. Ảnh minh họa: MART production/Pexels. |
Rủi ro
Bất kỳ cuộc phẫu thuật cũng tồn tại rủi ro. Lấy mỡ má cũng không ngoại lệ. Điều đáng lo ngại nhất của phương pháp làm đẹp này là chảy máu và tổn thương dây thần kinh. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thực hiện giàu kinh nghiệm, việc này hiếm khi xảy ra, Kelly Killeen, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, cho biết.
Bác sĩ thiếu kinh nghiệm hay thực hiện sai cách có thể dẫn đến cắt bỏ quá mức. Hậu quả, khiến mặt dễ bị biến dạng, thậm chí xuất hiện phần hõm lớn, gây mất thẩm mỹ đáng kể, tiến sĩ Azizzadeh nói thêm.
Ngoài ra, loại bỏ mỡ má có thể làm giảm thể tích khuôn mặt dẫn đến lão hóa sớm. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ càng trước khi theo đuổi liệu pháp làm đẹp này.
Kết quả là vĩnh viễn và bạn không thể cấy lại túi mỡ vào má. Tiêm filler hoặc cấy mỡ tự thân (fat grafting) có thể giúp tăng thể tích khuôn mặt nhưng sẽ không thể phục hồi hoàn toàn diện mạo ban đầu, bác sĩ Vasyukevic chia sẻ.
Bạn cần tìm hiểu cẩn thận về bác sĩ sẽ thực hiện lấy mỡ má để tránh rủi ro không mong muốn. Ảnh minh họa: Jonathan Borba/Pexels. |
Lưu ý về bác sĩ thực hiện
Hiện tại, không có bác sĩ nào chỉ chuyên về loại bỏ mỡ má.
Vì vậy, lựa chọn đầu tiên của bạn có thể là bác sĩ phẫu thuật chuyên về trẻ hóa khuôn mặt cũng như giàu kinh nghiệm trong căng da mặt.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra độ uy tín và trình độ chuyên môn của bác sĩ thông qua các loại bằng cấp/giấy chứng nhận về phẫu thuật hay tạo hình khuôn mặt, bác sĩ Vasyukevic đề xuất.
Tiệm cà phê mang sách tới để uống miễn phí ở TP.HCM
Quán cà phê “ Sài Gòn năm xưa” nằm trên đường Nguyễn Khắc Nhu, Quận 1, TPHCM được trang trí theo phong cách Sài Gòn xưa, tạo nên một không gian ấm cúng và lãng mạn. Điều khác biệt ở đây là chiếc kệ dùng để "sách đổi sách", tức là khách hàng tới uống cà phê mang đến cuốn sách của mình và được đổi cuốn sách khác của quán mang về đọc.