Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quá trình hình thành một bộ phim

Một bộ phim phải trải qua ba giai đoạn, chủ yếu trong quá trình sản xuất: triển khai, chuẩn bị, quay phim và hậu kỳ. Giai đoạn chuẩn bị quyết định tiến độ, còn giai đoạn hậu kỳ rất quan trọng đối với chất lượng ánh sáng, âm thanh của phim.

Quá trình hình thành một bộ phim

Một bộ phim phải trải qua ba giai đoạn, chủ yếu trong quá trình sản xuất: triển khai, chuẩn bị, quay phim và hậu kỳ. Giai đoạn chuẩn bị quyết định tiến độ, còn giai đoạn hậu kỳ rất quan trọng đối với chất lượng ánh sáng, âm thanh của phim.

1. Triển khai (Development stage)

Giai đoạn này bao gồm những hoạt động sau: viết kịch bản, tìm kiếm đạo diễn, chọn diễn viên chính, dự trù ngân sách, lập kế hoạch quay phim.

2. Chuẩn bị sản xuất (Pre-prodution stage)

Nhà sản xuất sẽ thông qua kịch bản cuối cùng, chỉ định đạo diễn và diễn viên. Địa điểm quay được ấn định. Đạo diễn, trợ lý đạo diễn, giám đốc sản xuất, nhà sản xuất lên kế hoạch cho những cảnh quay riêng lẻ. Nếu có điều kiện thì diễn viên sẽ có thời gian tập luyện hoặc trải nghiệm thực tế trước khi quay. Nhà sản xuất, đạo diễn, và thiết kế trang phục thống nhất với nhau về những vấn đề như dựng cảnh cho phim, trang trí hậu cảnh, phục trang cho các nhân vật, trang điểm cho diễn viên, và phương pháp phối hợp ánh sáng.

Theo lý thuyết, một bộ phim thường được quay theo kiểu: từ đoạn đầu tới đoạn cuối, còn một đoạn được quay từ cảnh này tới cảnh khác. Nhưng trong thực tế, các đoạn và cảnh thường được quay không theo trật tự như chúng xuất hiện trong phim sau này, bởi quá trình quay phụ thuộc và nhiều yếu tố như thời tiết, diễn viên, dàn dựng trong ở các địa điểm quay. Những cảnh dựng rộng lớn, khó thường được quay cuối cùng, vì chúng chiếm khá nhiều thời gian. Những cảnh này có thể rất phức tạp. Chẳng hạn, trong Titanic (1997), các nhà làm phim đã dựng các phòng khách sang trọng, cầu thang, phòng ăn rộng lớn trên một bể chứa có dung tích 19 triệu lít nước rồi dung hệ thống thuỷ lực kéo chúng xuống để quay cảnh con tàu chìm.

Để chuẩn bị cho một cảnh quay, đoàn làm phim phải trải qua 5 công đoạn:

Đội ngũ kỹ thuật viên và diễn viên chuẩn bị phục trang, đạo cụ, trang trí, hóa trang, dựng cảnh.

Diễn viên xem kịch bản, nghe đạo diễn chỉ dạo diễn xuất.

Đạo diễn hình ảnh lựa chọn phương pháp tạo và phối hợp ánh sáng.

Đội ngũ kỹ thuật viên âm thanh tính toán mức âm lượng, xem xét vị trí đặc các microphone.

Đạo diễn phối hợp hoạt động của diễn viên và những thành viên khác trong đoàn.

3. Quay phim (Production stage)

Mỗi cảnh phim được quay gọi là một take. Đối với những cảnh quay phức tạp như động đất, giao tranh trên chiến trường, đạo diễn phải sử dụng nhiều máy quay để giảm bớt số take. Sau mỗi take, đạo diễn hội ý với người quay phim và kỹ thuật viên trộn âm thanh. Nếu diễn viên diễn xuất tốt và không có vấn đề về máy quay và âm thanh thì thực hiện cảnh khác. Nếu có trục trặc thì quay lại.

Quá trình hình thành một bộ phim

Người ta thường quay những cảnh rộng (master shot) trước, rồi mới quay những đoạn ngắn (cover shot) lồng vào cảnh rộng để tăng giá trị hình ảnh và nghệ thuật. Đương nhiên, đội ngũ kỹ thuật viên biên tập, chỉnh sửa hình ảnh và âm thanh của những đoạn ngắn trước khi lồng vào những đoạn toàn cảnh. Có rất nhiều thủ thuật được áp dụng khi quay đoạn ngắn: cận cảnh, vừa phải, xa, di chuyển máy quay trong lúc quay, xoay máy quay khi đang quay. Sau mỗi đoạn ngắn người ta lại phải xác định lại vị trí của máy quay, microphone, diễn viên, ánh sáng để các đoạn khớp nhau. Chẳng hạn, trong cảnh rộng, nếu cửa xe ô tô đang mở thì trong cảnh quay xa, chiếc cửa đó không được đóng.

Cuối buổi làm việc, những cảnh ưng ý sẽ được chọn ra. Trong buổi làm việc tiếp theo, đạo diễn, nhà sản xuất, đạo diễn hình ảnh, biên tập viên hình ảnh và âm thanh sẽ xem lại nhật ký làm việc để quyết định những cảnh sẽ quay tiếp hoặc quay lại. Quay xong, đạo diễn và biên tập viên gộp các cảnh thành đoạn, gộp nhiều đoạn thành chuỗi (sequence). Khi chỉnh sửa, họ sẽ cắt bỏ những cảnh thừa, định hướng kết cấu cuối cùng của phim. Quá trình này gọi là cắt bỏ thô (rough cut). Sau đó, các cảnh và đoạn còn lại được trau chuốt (first cut).

3. Hậu kỳ (Postproduction)

Đạo diễn và biên tập viên chỉnh sửa các sai sót. Trong quá trình biên tập first cut, biên tập viên có thể đưa ra các đề xuất với đạo diễn. Nhà sản xuất cũng tham gia quá trình này, đặc biệt khi đạo diễn và biên tập quyết định quay lại cảnh nào đó bởi điều này đồng nghĩa với việc tăng kinh phí. Khi first cut hoàn thành, nhà sản xuất cùng với biên tập hoặc (và) đạo diễn thực hiện những chọn lọc khác (final cut). Sau công đoạn này, người ta sẽ biên tập âm thanh, chèn nhạc nền và hoà âm cho phim.

Theo phimanh.net

Bạn có thể quan tâm