Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quá trình lột xác của thành phố chọc trời Dubai

Từ một bến cảng nhỏ và kém phát triển, người dân Dubai đã tận dụng nguồn dầu mỏ để xây dựng vùng đất này trở thành một trong những nơi giàu và đẹp nhất thế giới.

Năm 1833, khoảng 800 người thuộc bộ lạc Bani Yas định cư tại vùng đất có nhiều nhánh sông và những bến cảng tự nhiên bên bờ biển của Vịnh Ba Tư. Điều kiện địa hình biến Dubai thành một trung tâm nhỏ của đồ thủy sản và ngọc trai. Bức ảnh chụp thành phố vào những năm 1950, trước khi phát hiện dầu mỏ.

Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, thành phố lớn nhất của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vẫn là một cảng nhỏ, chưa phát triển, nằm cạnh sa mạc. Ảnh: Cục Du lịch và Phát triển Thương mại Dubai
Năm 1966, người dân phát hiện các mỏ dầu tại Dubai. Cơ sở hạ tầng, trường học, bệnh viện phát triển với tốc độ "điên cuồng" nhờ số tiền kiếm được từ dầu. Ảnh: Cục Du lịch và Phát triển Thương mại Dubai
Tháp kiểm soát không lưu và trạm cứu hỏa ở sân bay Dubai năm 1965. Sheikh Rashid bin Saeed al Maktoum, người góp công lớn trong quá trình "lột xác" của Dubai, yêu cầu xây dựng sân bay này vào năm 1959. Đường băng của sân bay làm từ cát đầm có chiều dài 1.800 m. Tới năm 1963, người ta xây đường băng trải nhựa ở đây. Ảnh: Patche99z
Đường Sheikh Zayed, một trong những con đường huyết mạch của thành phố. Vào thập niên 80, chính quyền Dubai quyết định biến vùng đất này thành điểm du lịch hút khách. Năm 1988, thành phố có khoảng 50 khách sạn với khoảng hơn 4.700 phòng. Nhưng tới năm 2012, vùng đất của dầu mỏ đã sở hữu gần 600 khách sạn với khoảng 80.000 phòng. Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Du lịch và Thương mại Dubai, tiểu vương quốc này sẽ nâng số phòng phục vụ khách du lịch lên 160.000 phòng vào năm 2020. Ảnh: Alamy
Quang cảnh trên đường Sheikh Zayed những năm 1995-1996. Ảnh: Alamy
Hình ảnh của con đường Sheikh Zayed năm 2014 cho thấy sự thay đổi chóng mặt của vùng đất này so với cách đây 30 năm. Ảnh: Getty
Nhiều nhà chọc trời mọc lên tại Dubai. Năm 2000, vùng đất nổi tiếng nhiều dầu mỏ hoàn thành khu phức hợp tháp cao Emirates, gồm hai tháp Jumeirah Emirates, 56 tầng và Emirates Office, 54 tầng. Ảnh: Dubai Holding

Cận cảnh nóc nhà chọc trời ở Dubai

Một "thợ săn ảnh" người Malaysia chinh phục tháp cao gần 500 m để chụp hình vị trí cao nhất của các tòa nhà chọc trời tại Dubai.

Với độ cao gần 830 m, Burj Khalifa từng là tòa nhà cao nhất thế giới, được khai trương tại Dubai ngày 4/2/2010. Ngày nay, Dubai được mệnh danh là thành phố của những tòa nhà cao tầng và các tòa tháp chọc trời. Ảnh: Alamy
Tòa tháp chọc trời còn nắm nhiều kỷ lục khác của thế giới như cấu trúc đứng tự do cao nhất, tòa nhà nhiều cửa hiệu nhất, thang máy với đoạn đường di chuyển dài nhất hay dịch vụ thang máy cao nhất. Ảnh: Emaar
Bức ảnh về quang cảnh của Dubai vào tháng 4/2014. Hai tuyến tàu điện ngầm kéo dài khoảng 75 km. Tính tới nửa đầu năm nay, hai tuyến tàu này đã chở 81 triệu lượt khách. Ảnh: Alamy
So với thập niên 50, hàng không Dubai đã vươn tầm thế giới. Hiện, sân bay quốc tế Dubai có 2 đường băng với chiều dài 4.000 và 4.450 m. Mỗi tuần sân bay có khoảng 7.000 chuyến bay, với sự hoạt động của 140 hãng hàng không trên thế giới. Năm 2014, Dubai cũng mở thêm sân bay quốc tế Al Maktoum, với 5 đường băng. Ảnh: Umair Sheikh

Khu bảo tồn động vật hoang dã Ras Al Khor được xây dựng tại khu vực đầu nguồn nước của thành phố, tạo nên khung cảnh đặc biệt với những con chim hồng hạc thân thiện ngay bên cạnh những tòa nhà chọc trời. Ảnh: Dubai Municipality

Công trình khách sạn xa hoa Burj Al Arab trở thành biểu tượng phát triển hiện đại của Dubai. Tiểu vương quốc mong muốn đến trước năm 2020 sẽ trở thành thành phố thu hút du lịch nhất thế giới, dự kiến đón tiếp 10 đến 20 triệu lượt du khách. Ảnh: Dubai Holding
Trong tương lai, Dubai sẽ tiến hành xây dựng nhiều khu du lịch và giải trí, trong đó có "thành phố Aladin" với 3 tòa nhà hình cây đèn thần trong khu vực trải rộng 110.000 km2. Một công trình khác là khu phức hợp Bluewaters Island, gần thành phố Dubai Marina. Bánh xe khổng lồ Ferris - "Con mắt của Dubai" với chiều cao 210 m sẽ là trung tâm của khu phức hợp. Dự án tiêu tốn khoảng 1,6 tỷ USD này dự tính được hoàn thành vào năm 2018. Ảnh: Cục Du lịch và Phát triển Thương mại Dubai

10 tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới

Tháp Kingdom ở của Saudi Arabia cao 1.007 m đã soán ngôi Buri Khalifa của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) để trở thành công trình cao nhất trên thế giới hiện nay.

Góc khuất cơ cực đằng sau vẻ hào nhoáng của Dubai

Người lao động nước ngoài phải làm việc dưới nhiệt độ 50 độ C là một trong những cảnh tượng mà giới chức thành phố Dubai không muốn thế giới bên ngoài chứng kiến.

Nguyễn Thái

Bạn có thể quan tâm