Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quái vật phim 'Dune' ngoài đời thực gây sửng sốt

Loài sinh vật hút máu có cái miệng đầy răng không khác gì quái vật sâu cát trong "Dune" đã khiến những người đi dạo trên bờ biển giật mình.

Những người đi dạo đã rất kinh ngạc khi thấy một sinh vật kỳ lạ giống với loài sâu cát trong "Dune", bộ phim điện ảnh đang gây sốt, trôi dạt vào bờ biển ở Anh, New York Post đưa tin.

Bức ảnh về sinh vật này nhanh chóng gây sốt và nhiều người cố gắng xác định danh tính của nó.

Will Miles (26 tuổi), người đăng ảnh, nói với Pen News rằng: "Nó giống như một con đỉa cực to lớn với một cái giác hút đầy những chiếc răng sắc nhọn hướng vào trong".

Anh chàng nhân viên kho hàng sống ở Bovey Tracey nói rằng mình phát hiện ra sinh vật kỳ lạ khi đi dạo dọc bãi biển ở Devon sau giờ làm việc.

"Nó khiến tôi chú ý, tôi thấy nó nằm ngay trên bãi biển gần với đường thủy triều", anh nói và mô tả nó dài gần 80 cm, ngang với chiều dài của một đứa trẻ sơ sinh.

Những bức ảnh kèm theo cho thấy con vật có thân hình mảnh khảnh như lươn, còn hàm răng thì lỉa chỉa giống như chàng hề Pennywise trong bộ phim kinh dị kinh điển "IT" của Stephen King.

Với mong muốn làm rõ danh tính của sinh vật này, Will Miles đã đăng bức ảnh lên một nhóm trên Facebook. Nhiều người cũng không biết tên sinh vật này và đưa ra nhiều giả thuyết hài hước.

Họ so sánh con vật với loài sâu cát trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng kinh điển “Dune” của Frank Herbert - tác phẩm đã truyền cảm hứng cho nhiều bộ phim bom tấn, gần đây nhất là bộ phim ăn khách được giới phê bình đánh giá cao "Dune 2" của Denis Villeneuve.

sau cat trong Dune anh 3

Thực tế, đây là cá mút đá biển, sống bằng cách hút máu của các loài sinh vật khác.

Hóa ra sinh vật này là cá mút đá biển, một loài cá sụn cổ xưa sống nhờ máu của các loài cá lớn hơn và động vật có vú.

Loài bản địa ở Đại Tây Dương này có thể dài tới gần 1,2 m, kiếm ăn bằng cách bám vào con mồi bằng chiếc "đĩa răng". Sau đó, nó hút máu và mô cơ thể bằng một chiếc lưỡi có răng nhọn chọc thẳng vào vật chủ, giống như hàm trong của một trong những ký sinh trùng không gian trong phim "Alien".

Hiếm khi tấn công con người nhưng cá mút đá biển được biết là có thể bám vào người khi họ đang bơi. Rất may, vết cắn sẽ không gây tử vong song có thể gây đau đớn và những vết thương không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Cá mút đá biển là loài di cư từ nước mặn sang nước ngọt để sinh sản giống như cá hồi.

Nhà sinh vật học biển Jarco Havermans giải thích: "Trong 5 năm đầu, chúng sống ẩn mình dưới đáy sông nơi chúng lọc thức ăn vụn. Sau 5 năm này, chúng biến thái thành cá mút đá biển trưởng thành, di cư ra biển để sống như một loài cá ký sinh trên các loài cá lớn hơn và cá voi. Để sinh sản, chúng di cư trở lại sông".

Loài này từng phổ biến khắp Vương quốc Anh, nhưng chúng đang suy giảm. Ở Mỹ, cá mút đá biển có nguồn gốc từ Đại Tây Dương, Hồ Ontario và sông St. Lawrence, nhưng chúng trở thành mối phiền toái xâm lấn ở Great Lakes, nơi chúng đang tàn phá hệ sinh thái địa phương.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Ảnh ấn tượng thắng giải World Nature Photography 2024

Nhiếp ảnh gia Tracey Lund (Anh) đoạt Giải thưởng World Nature Photography 2024 (Nhiếp ảnh Thiên nhiên Thế giới) với tác phẩm hai con ó biển dưới nước ngoài khơi quần đảo Shetland.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm