Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quán cháo lòng gần 80 năm ở Sài Gòn

Tiệm cháo lòng nhiều có số tuổi hơn cả tuổi chủ quán hiện nay. Cháo ở đây trông khá đặc biệt từ màu sắc đến hương vị.

Quán bà Út bán (trước số nhà 193 Cô Giang) từ lâu đã là địa chỉ thân quen của các thực khách khu vực lân cận. Cháo được nấu với xương ống và lòng khá ngon, đặc biệt có dồi trường và nước mắm chấm do quán tự làm rất đặc trưng.

Quán bán từ 6 giờ đến khoảng 11 giờ trưa thì hết.
Quán bán từ 6h đến khoảng 11h trưa.

Bà Út kể, 60 năm trước bà tiếp quản gánh cháo lòng của mẹ và bán  quanh khu vực đường Cô Giang, cầu Ông Lãnh, quận 1. Sau bà, anh bà và cô cháu gái tên Chín cũng tiếp tục với gánh cháo gia truyền. Trước đây bà gánh hàng cháo đi vòng quanh, sau năm 1975 mới ngồi bán cố định.

Hiện tại cháu gái của bà Út là người bán chính nhưng bà vẫn ra ngồi phụ vì nhớ nghề và cả nhớ khách.
Hiện tại cháu gái của bà Út là người bán chính, nhưng bà vẫn ra ngồi phụ vì nhớ nghề và cả nhớ khách.

Cháo lòng ở đây trông khá đặc biệt từ màu sắc đến hương vị. Cháo có màu xỉn hơi ngả đen nhờ được nấu cùng huyết tươi, được pha chế và luộc theo công thức gia truyền. Gạo tẻ sau khi được rang vàng mới được nấu chín nhừ, sánh đặc. Nước ngọt của cháo lòng cũng do huyết tươi tạo ra. Huyết vì được pha và luộc tại nhà nên đạt được độ mềm, dai vừa đủ chứ không như huyết luộc sẵn bán ngoài chợ.

Cháo ngon nhờ có huyết tươi nấu cùng.
Cháo ngon nhờ có huyết tươi nấu cùng.

Để có được vị cháo thơm béo, cháo được nấu cùng xương ống, xương vai và nước luộc lòng. Nhờ vậy mà ngoài gan, huyết, lòng non, dồi, dạ dày… mỗi phần cháo còn có một cục sườn lớn thơm béo. Lòng heo cũng được luộc chín khi có khách gọi và xắt to bản, nên có độ giòn, ngon.

10 món ngon phải thử ở chợ đêm Đà Lạt

Chợ đêm Đà Lạt là một trong những nơi bạn có thể thưởng thức hầu hết món ăn vặt đặc trưng của xứ sở ngàn hoa, như bánh tráng nướng, sữa đậu nành, đồ nướng…

Dồi trường của quán bà Út cũng là một trong những điểm đặc biệt, khiến thực khách nhớ đến. Ngoài thịt băm, lá thơm, gia vị, dồi còn được nhồi cùng sụn băm giòn sừn sựt. Sau khi được nhồi trong lớp da dày, dồi được hấp chín rồi đem chiên vàng tạo nên lớp vỏ dồi dày, màu nâu đẹp, dai, thơm hương sả. Khi ăn các phần nhân, lòng heo được chấm cùng nước mắm chua ngọt đặc trưng, khá lạ miệng.

Giò cháo quẩy chiên vàng ăn kèm cháo cũng làm cho tô cháo thêm phần hấp dẫn. Giá cho một tô cháo thập cẩm là 27.000 đồng. Ngoài cháo lòng, quán còn có nước sâm đường phèn giải nhiệt nhà nấu hơi ngọt, đắng vừa vị.

Những món bạn không nên bỏ qua ở Sài Gòn

Cơm tấm, bột chiên, phá lấu... không chỉ mang đặc trưng ẩm thực của thành phố phương Nam mà còn phần nào toát lên con người, tính cách của người dân nơi đây.

http://phunuonline.com.vn/du-lich/cam-nang-du-lich/quan-chao-long-gan-80-nam-o-sai-gon/a141865.html

Theo Bảo Châu / Báo Phụ Nữ TP.HCM

Bạn có thể quan tâm