Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí tri thức trực tuyến

Quản lý blog: ủng hộ vì đó là nhu cầu

“Trong cuộc sống thực, có người lương thiện và cũng có kẻ bất lương. Trên mạng cũng vậy. Cần định hướng, khuyến khích blogger cung cấp thông tin hữu ích…”, ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết.

Quản lý blog: ủng hộ vì đó là nhu cầu

“Trong cuộc sống thực, có người lương thiện và cũng có kẻ bất lương. Trên mạng cũng vậy. Cần định hướng, khuyến khích blogger cung cấp thông tin hữu ích…”, ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết.

Quản lý blog: ủng hộ vì đó là nhu cầu
Ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Ảnh: TuanVietnam.

Với tư cách cá nhân, một người sử dụng Internet Việt Nam, ông quan niệm thế nào về blog?

- Hiện có nhiều quan niệm không toàn diện hoặc không đầy đủ, hoặc đề cao quá mức hoặc đánh giá không đúng mức về blog. Người bảo blog là nhật ký trực tuyến, người nói blog là báo chí công dân… Tôi nghĩ coi blog là nhật ký trực tuyến cũng không đầy đủ, bởi nhật ký là ghi chép riêng tư của mỗi người và để trao đổi  trong phạm vi rất hẹp, còn blog có nhu cầu đưa ra công chúng để chia sẻ thông tin. Gọi blog là loại hình báo chí công dân cũng không đúng vì báo chí đã có quy định rõ ràng. Khi nhìn  nhận về blog đừng khuôn nó lại và cũng không nên cường điệu.

Tôi cho rằng đây là loại hình cung cấp và trao đổi thông tin của các cá nhân với các cá nhân và cá nhân với xã hội, với đông đảo công chúng. Cá nhân là người soạn thảo, cung cấp, chia sẻ, trao đổi thông tin trên blog nên trách nhiệm của cá nhân với thông tin đó là rất lớn. Cá nhân phải chịu trách nhiệm tất cả các khâu này. Báo chí có nhiều chủ thể tham gia và phải qua nhiều khâu mới đến được công chúng. Blog thì không như vậy.

Vậy blog có tác động như thế nào đến cộng đồng?

- Hiện nay, Việt Nam có khoảng một triệu blog. Như vậy có ít nhất một triệu người tham gia hoạt động này, nhưng số người giao lưu với blog còn lớn hơn số đó. Con số này cho thấy blog góp phần tăng mạnh số người tiếp cận, ứng dụng mặt tích cực của Internet.

Điều đó rất có lợi. Nếu định hướng thông tin của người tham gia blog tốt như bàn về những vấn đề thế sự để động viên, cổ vũ, vận động xã hội đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy hay vận động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai, người bị bệnh hiểm nghèo hoặc động viên, cổ vũ mọi người thực hiện chủ trương nào đó là rất tốt.

Trở lại vấn đề trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia blog, cần nhận thức thế nào?

- Làm sao để tất cả mọi người tham gia blog thấy được quyền cung cấp, chia sẻ thông tin và trách nhiệm đối với xã hội. Phải tuyên truyền giáo dục để những người tham gia blog nắm hết các quy định liên quan. Phải kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội để blogger biết thông tin nào cần cung cấp, chia sẻ trên blog và cái gì nên tránh. Biện pháp kết hợp giáo dục rất quan trọng và không có gì thay thế được.

Khi mỗi blogger nhận thức được cái gì cần làm, cái gì không. Cũng giống như người được tiêm vắc xin tương đối đủ sức đề kháng để chống tất cả các loại xâm nhập, để khi vào vùng cúm gia cầm không bị nhiểm virus hoặc vào vùng dịch tả không bị lây nhiễm… Khi cư dân trên mạng được “tiêm phòng” đầy đủ thì có thể thoải mái vào mạng mà không bị nhiễm thông tin xấu, ngược lại còn có điều kiện cung cấp thông tin tốt cho công chúng.

Vậy các blogger sẽ được “tiêm vắc xin” gì?

- Đã đến lúc cần có những biện pháp mang tính định hướng nhưng lại cụ thể. Ví dụ, nên khuyến khích, động viên blogger cung cấp những thông tin nào hữu ích để chia sẻ giúp đỡ người  khác. Chẳng hạn làm blog để chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh… thì rất có lợi cho cộng đồng. Đồng thời phải xác định rõ để blogger biết những thông tin nào nên tránh.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng quy chế hoạt động blog để ban hành trong thời gian sớm nhất. Quy chế này phải khuyến khích được mặt tích cực và hạn chế tối đa mặt tiêu cực. Trong xã hội, mọi hoạt động đều được quản lý nhưng quản lý không phải là nghiêm cấm, là chặn nó lại, là dẹp nó đi, là xử phạt hay trừng trị mà phải khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển.

Không thể thấy khó quản lý mà cấm. Quản lý không có nghĩa là hạn chế mà phải theo kịp được phát triển. Quản lý phải nâng tầm lên để hạn chế tối đa tiêu cực và tạo điều kiện cho phát triển.

Khi con ông lập blog, ông có ủng hộ không?

- Các con của tôi đều có blog. Không ủng hộ con lập blog cũng không được vì đó là nhu cầu, quan trọng là bố mẹ nên định hướng và hướng dẫn cho con cái gì cần đưa lên, cái gì cần tiếp nhận. Càng cấm trẻ càng tò mò.

Tôi chưa lập blog riêng, nhưng tôi tham gia comment nhiều blog. Tôi cũng tham gia diễn đàn vì có những lúc, các diễn đàn có nhiều thông tin “đậm đặc” về một vấn đề nào đó thì rất cần có những ý kiến “làm nhạt độ đậm đặc” đó đi.

Internet có mặt tiêu cực và nhiều điều đáng quan ngại, nhưng mặt tích cực là cơ bản, với xu thế bùng nổ thông tin và khoa học công nghệ, chúng ta phải biết tiếp cận, biết sử dụng, biết khai thác và cũng phải biết chấp nhận nó chứ không thể khác nhau. Nếu cứ lo lắng, sợ sệt, đóng cửa thì chắc là bây giờ Việt Nam không thể có 21% dân số sử dụng Internet và không thể đứng trong Top các quốc gia có tốc độ phát triển Internet cao trên thế giới.

Bước vào năm mới, ông có lời nhắn nhủ nào với các blogger Việt?

- Trong cuộc sống thực có người lương thiện và cũng có kẻ bất lương thì trên mạng cũng vậy. Vấn đề là làm sao mình tự bảo vệ để kẻ xấu đừng thâm nhập, đồng thời làm cho mọi người có ý thức cùng cảnh giác và phải có quy định để mọi người thực hiện.

Tính 2 mặt  của Internet cũng như blog là vấn đề toàn cầu. Chúng ta thường nói câu “sống chung với lũ”. Internet cũng vậy. Làm sao để con em và bản thân tự bảo vệ mình và tự ý thức được cái gì cần đưa lên mạng, cái gì cần loại trừ, cái gì cần khai thác, tiếp nhận.

Con cái vào mạng, cha mẹ không thể kiểm soát, vậy nên hướng dẫn con cái biết chọn trang nào để vào khai thác và biết trang nào nên tránh.

Theo eCHIP Xuân

Theo eCHIP Xuân

Bạn có thể quan tâm