1. Nước nào áp dụng luật cấm béo phì?
Nhật Bản là quốc gia ít ỏi trên thế giới ban hành luật cấm béo phì. Nếu không giảm 25% lượng nhân viên béo phì vào năm 2025, các công ty tại Nhật Bản buộc đóng thuế nhiều hơn để dành cho chương trình chăm sóc y tế cộng đồng. Từ năm 2008, tất cả công ty Nhật bản đều kiểm tra vòng bụng nhân viên trên 40 tuổi. Vòng bụng của nam không quá 85 cm và nữ không quá 90 cm. Ảnh: Mishajp - LiveJournal. |
2. Giẫm lên tiền bị coi là phạm pháp ở nước nào?
Theo luật Lese Majeste của Thái Lan, "bất cứ ai xúc phạm, phỉ báng hay đe dọa nhà vua, hoàng hậu và người thừa kế của Hoàng gia sẽ bị phạt tù từ 3 tới 15 năm". Tờ tiền baht của Thái Lan in hình ảnh của vua Rama IX Bhumibol Adulyadej. Giẫm lên tờ tiền bị coi là hành vi phạm pháp. Ảnh: HowTravel. |
3. Đất nước nào làm chết bò là phạm pháp?
Hindu giáo là tôn giáo chính tại Ấn Độ. Tôn giáo này xem bò là một linh vật. Do đó, hành vi liên quan đến giết mổ, vô tình làm chết bò được xem là phạm pháp. Tùy khu vực, hình phạt giam giữ có thể từ 6 tháng đến chung thân. Tuy nhiên, ở một số bang thuộc Ấn Độ, luật pháp vẫn cho phép được giết mổ bò. Ảnh: Pinterest. |
4. Nước nào cấm dùng máy cắt cỏ vào chủ nhật?
Người Thụy Sĩ cho rằng chủ nhật là ngày nghỉ ngơi nên phải tận hưởng đúng nghĩa. Cấm cắt cỏ bằng máy vào cuối tuần là một phần chiến dịch của chính phủ Thụy Sĩ nhằm chống lại "tiếng ồn quá mức". Quy định này có thể thay đổi tùy bang. Một số nơi còn cấm tắm vào ban đêm, không xả nước bồn cầu sau 22h để tránh ảnh hưởng đến hàng xóm. Ảnh: Gardentech24.de. |
5. Đất nước nào cấm nhai kẹo cao su?
Cấm bán kẹo cao su được áp dụng Singapore vào năm 1990 với mục đích làm sạch đường phố. Mức phạt là gần 750 USD và 10 giờ lao động công ích. Năm 2004, lệnh cấm kẹo cao su được nới lỏng. Bạn có thể dễ dàng mua kẹo cao su trong các hiệu thuốc. Tuy nhiên, mức phạt cho tội nhả bã kẹo hay vứt vỏ kẹo sai nơi quy định rất cao. Ảnh: The News Journal. |
6. Nước nào quy định lái xe luôn phải bật đèn?
Theo Telegraph, quy định này giúp phát hiện các phương tiện đi cạnh xe tải lớn, làm giảm thiểu tối đa vấn đề tai nạn giao thông ở Đan Mạch. Mức phạt nếu làm trái quy định này là 100 USD. Ảnh: Bmwblog. |
7. Nước nào cấm đi giày cao gót tới những khu di tích?
Hy Lạp được xem là là cái nôi lịch sử và văn hóa của thế giới với loạt di tích cổ đại. Nếu tham quan các thành phố lịch sử ở Hy Lạp, du khách sẽ bị cấm đi giày cao gót. Lệnh cấm này xuất phát từ việc chính quyền địa phương lo ngại gót nhọn của giày sẽ làm hỏng các di tích cổ. Ảnh: RTL.fr. |