1. Á vận hội đầu tiên được tổ chức ở quốc gia nào?
Kì ASIAD đầu tiên được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ từ ngày 4-12/3/1951. Trước đó, sự kiện này dự định sẽ diễn ra vào năm 1950 nhưng phải hoãn lại do việc chuẩn bị chậm trễ. Ảnh: Wikipedia. |
2. Lăng mộ Taj Mahal nổi tiếng thuộc tỉnh thành nào của Ấn Độ?
Taj Mahal là một lăng mộ nằm tại Agra, Ấn Độ. Hoàng đế Môgôn Shāh Jahān (gốc Ba Tư, lên ngôi năm 1627) đã ra lệnh xây lăng mộ này cho người vợ của mình là Mumtaz Mahal, khi bà qua đời. Công việc xây dựng bắt đầu năm 1631 và hoàn thành năm 1653. Đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh người xây dựng lăng mộ này. Ảnh: Eve |
3. Bộ tộc tộc Aghori ở Varanasi (Ấn Độ) ăn thịt người chết vì mục đích gì?
Những tăng lữ sống tha hương của bộ tộc Aghori ở Varanasi (Ấn Độ) ăn thịt người và sống tại các khu hỏa táng để tìm kiếm sự khai sáng. Ngoài ra, họ còn dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết. Ảnh: Flickr. |
4. Linh vật của nước chủ nhà Ấn Độ tại kỳ ASIAD đầu tiên năm 1951 là con vật gì?
Kỳ ASIAD năm 1951 không có linh vật. Đến năm 1982, Á vận hội mới có linh vật đầu tiên là con voi, đại diện cho nước chủ nhà Ấn Độ. Ảnh: Wikipedia. |
5. Tại sao phụ nữ Ấn Độ phải đeo khuyên mũi?
Phụ nữ Ấn Độ thường dùng các loại khuyên mũi lớn nhỏ xuyên cánh mũi, hoặc đính nhẹ các hạt đá long lanh bên khe mũi để biểu thị tình trạng hôn nhân của mình. Phụ nữ xuất giá sẽ đeo khuyên mũi, ngược lại gái còn son sẽ thì không được phép. Người có càng nhiều khuyên sẽ nhận được sự ngưỡng mộ và tôn kính của xã hội. Ngoài ra khuyên mũi còn để phân biệt những người theo đạo Hindu và đạo Hồi ở Ấn Độ. Ảnh: Joel. |
6. Hoạt động nào diễn ra trong lễ Mehendi trước ngày cưới của người Ấn Độ?
Nghi lễ Mehendi diễn ra vào ngày trước đám cưới, trong buổi trà chiều của phụ nữ (đàn ông không được phép tham gia). Đây là lúc cô dâu được vẽ Henna lên bàn tay và bàn chân để thể hiện sự phụ thuộc của người phụ nữ đối với người chồng từ nay về sau. Lễ hội này thường diễn ra cùng lúc với lễ Sagri, khi gia đình chú rể mang hoa và quà tới đặt ở cửa nhà cô dâu. Ảnh: Flickr. |
7. Lễ hội Holi ở Ấn Độ có tên gọi khác là gì?
Lễ hội Holi, còn được gọi là “Lễ hội sắc màu”, diễn ra vào khoảng trung tuần tháng ba Dương lịch, ngày trăng tròn của tháng Phalgun theo lịch Hindu là lễ hội mùa xuân nổi tiếng của người Hindu và là một ngày lễ quan trọng của Ấn Độ. Vào dịp này, những người tham gia lễ hội sẽ ném bột màu pha với nước vào bạn bè, gia đình và thậm chí cả người lạ. Người nào càng nhận được nhiều màu càng may mắn, các màu sắc khác nhau trong lễ hội sẽ tượng trưng cho một năm mới đầy màu sắc đang đến. Ảnh: Flickr. |