Câu 1. Quốc gia nào khai sinh ra ASIAD?
Ấn Độ chính là quốc gia đã khai sinh ra ASIAD. Trong thời gian Thế vận hội lần thứ 14 (1948) diễn ra tại London (Anh), ông Guru Dutt Sondchi, đại diện Uỷ ban Olympic Ấn Độ, đã đề xuất với trưởng đoàn thể thao các nước châu Á ý tưởng về việc tổ chức đại hội thể thao châu Á. Đến năm 1951, ý tưởng này chính thức trở thành hiện thực, ASIAD lần đầu tiên được tổ chức tại Ấn Độ. |
Câu 2. Quốc gia khai sinh ra ASIAD thuộc khu vực nào châu Á?
Ấn Độ là một trong những quốc gia có nền văn minh phát triển rất rực rỡ và lâu đời, một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Quốc gia này thuộc khu vực Nam Á, cùng với các nước khác như Nepal, Bhutan, Banglades… Thủ đô của Ấn Độ hiện nay là thành phố New Delhi. |
Câu 3. Ấn Độ là quốc gia có diện tích lãnh thổ xếp thứ mấy trên thế giới?
Với diện tích lên tới hơn 3,2 triệu km2, Ấn Độ hiện nay là quốc gia có diện tích tự nhiên xếp thứ hai châu Á và thứ 7 trên thế giới, sau Liên bang Nga, Canada, Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Australia. |
Câu 4. Ấn Độ là nơi ra đời của tôn giáo nào sau đây?
Có nhiều người nhầm tưởng Ấn Độ là quê hương của Phật giáo, tuy nhiên Phật giáo ra đời ở Nepal. Ấn Độ là nơi ra đời của Hindu giáo hay còn được biết đến là Ấn Độ giáo. Có tới 80% trong gần 1,4 tỷ dân của Ấn Độ theo tôn giáo này. |
Câu 5. Nhà thơ nổi tiếng nào của Ấn Độ vinh dự trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel văn học?
Rabindranath Tagore (1861-1941) là nhà thơ người Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc học chủ nghĩa người Ấn Độ. Năm 1913, ông đoạt giải Nobel Văn học và trở thành người châu Á đầu tiên nhận giải này. |
Câu 6. Đâu là tên một dòng sông nổi tiếng linh thiêng của Ấn Độ?
Sông Hằng quan trọng nhất với tiểu lục địa Ấn Độ. Sông dài hơn 2.500 km, bắt nguồn từ dãy Himalaya. Đây là dòng sông linh thiêng đối với Hindu giáo (Ấn Độ giáo). Theo tín ngưỡng Hindu, tắm trên sông Hằng được xem là gột rửa mọi tội lỗi và nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng, sinh hoạt cũng như nông nghiệp. Những người dân theo đạo Hindu khi qua đời sẽ được nhúng cơ thể xuống xòng sông này trước khi hỏa táng. |
Câu 7. Công trình nào ở Ấn Độ được xem là biểu tượng của tỉnh yêu vĩnh hằng?
Đền Taj Mahal là kiệt tác kiến trúc, biểu tượng của tình yêu vĩnh hằng, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1983 và đến năm 2007 được bầu chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Đền Taj Mahal nằm bên bờ sông Yamuna trong khu vườn Mughal rộng gần 17 ha ở Agra, bang Uttar Pradesh. Lịch sử xây dựng Taj Mahal gắn liền câu chuyện tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan (trị vì từ năm 1628 đến 1658) với người vợ Mumtaz Mahal. |
Câu 8. Loài nào sau đây được xem là biểu tượng của Ấn Độ?
Với sức mạnh và sự nhanh nhẹn, hổ Bengal được xem là con vật biểu tượng quốc gia của Ấn Độ vào năm 1973. Ngoài ra, Ấn Độ còn có Công Lam là loài chim quốc gia vào năm 1963 nhờ sự phân bố rộng rãi, ngoại hình đẹp và những ý nghĩa quan trọng trong Hindu và Phật giáo. |