Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quốc vương Qatar, nhân vật tâm điểm trong vụ ‘tẩy chay’ ở Arab

Kế thừa di sản từ cha, quốc vương 37 tuổi của Qatar đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng do bất đồng với các quốc gia láng giềng trước khi bị cắt đứt quan hệ ngoại giao.

3 thách thức với Qatar sau khi bị cắt đứt quan hệ ngoại giao Là quốc gia có GDP đầu người cao nhất thế giới nhờ sản xuất dầu mỏ và khí đốt, nền kinh tế Qatar vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn sau khi bị các nước vùng Arab cô lập.
Qatar bi cat dut quan he ngoai giao anh 1
Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 của các quốc gia Arab và Nam Mỹ tại thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, ngày 11/11/2015. Tamim bin Hamad Al Thani trở thành một trong những quốc vương trẻ nhất trong lịch sử của Qatar khi nắm quyền vào tháng 6/2013 ở tuổi 33. Ảnh: AFP/Getty.
Qatar bi cat dut quan he ngoai giao anh 2
Quốc vương Tamim tiếp quản ngôi vị từ cha mình, Quốc vương Hamad bin Khalifa Al Thani, người đã trị vì đất nước trong gần 20 năm trước khi nhường ngôi. Quốc vương Tamim từng học tại Trường Sherborne, Trường Harrow và Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst ở Anh, nơi ông tốt nghiệp vào năm 1998. Ảnh: Getty.
Qatar bi cat dut quan he ngoai giao anh 3
Trước khi nắm quyền vào năm 2013, ông đã tham gia vào việc chính sự của đất nước trong nhiều năm. Vào thời điểm Quốc vương Hamad chuyển giao quyền lực cho con trai, cả Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đều kỳ vọng vị tân vương trẻ tuổi sẽ điều chỉnh lại cách tiếp cận của Qatar với các vấn đề khu vực. Ảnh: Hindustan Times .
Qatar bi cat dut quan he ngoai giao anh 4
Tháng 11/2013, Qatar bị Saudi Arabia, UAE và Bahrain chỉ trích vì hỗ trợ Tổ chức Anh em Hồi giáo, một nhóm bị Saudi Arabia và UAE gọi là "tổ chức khủng bố". Trong ảnh, Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani trong buổi họp báo tại Dinh Tổng thống ở Warsaw, Ba Lan, ngày 5/5. Ảnh: Getty.
Qatar bi cat dut quan he ngoai giao anh 5
Vài tháng sau khi lên ngôi, Quốc vương Tamim được Vua Abdullah của Saudi Arabia mời tới Riyadh và đưa ra tối hậu thư nhằm "thay đổi hướng đi của Qatar và đưa đất nước này phù hợp với phần còn lại của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) trong các vấn đề khu vực". Quốc vương Tamim cũng được yêu cầu ký một thỏa thuận an ninh bổ sung quy định "không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước GCC nào khác" và ký cam kết tuân thủ. Ảnh: Getty.
Qatar bi cat dut quan he ngoai giao anh 6
Cuộc khủng hoảng giữa Qatar và các nước láng giềng trở nên căng thẳng vào tháng 3/2014, khi Saudi Arabia và UAE đánh giá rằng Qatar không tuân thủ đầy đủ thỏa thuận mà Tamim đã ký kết. Cùng với Bahrain, họ đã rút các đại sứ từ Doha về nước. Trong ảnh, Quốc vương Tamim bin Hamad Al-Thani tới tham dự cuộc thảo luận chung trong kỳ họp thứ 70 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ, ngày 28/9/2015.  Ảnh: Getty.
Qatar bi cat dut quan he ngoai giao anh 7
Tuần trước, Quốc vương Tamim đã gọi điện cho Tổng thống Iran Hasan Rouhani để chúc mừng ông tái đắc cử, một dấu hiệu rõ ràng và công khai bác bỏ các nỗ lực của Saudi Arabia nhằm buộc Qatar thay đổi đường lối ngoại giao. Trong ảnh, Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani đợi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trước cuộc gặp tại Cung điện Diwan ở Doha, Qatar, ngày 3/8/2015.  Ảnh: AFP/Getty.
Qatar bi cat dut quan he ngoai giao anh 8
Căng thẳng giữa Qatar và Saudi Arabia bùng phát từ cách đây 2 tuần, khi Qatar cho biết cơ quan thông tấn nhà nước và tài khoản Twitter của họ đã bị tấn công để đăng tải một câu chuyện giả mạo việc Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani gọi Iran là "thế lực Hồi giáo và khu vực không thể phớt lờ". Trong ảnh, Tổng thống Pháp Francois Hollande (trái) gặp Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani tại Cung điện Diwan ở Doha vào ngày 4/5/2015.  Ảnh: AFP/Getty.
Qatar bi cat dut quan he ngoai giao anh 9
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói chuyện với Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani (giữa) và Thái tử Mohammed bin Nayef của Saudi Arabia trong Hội nghị thượng đỉnh Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh - Mỹ tại Trại David, Maryland, Mỹ, ngày 14/5/2015. Ảnh: Getty.
Qatar bi cat dut quan he ngoai giao anh 10
Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani trong chuyến thăm Ấn Độ ngày 23/5/2015. Saudi Arabia và một số nước cáo buộc Qatar tài trợ khủng bố và hậu thuẫn cho các nhóm phiến quân. Qatar, quốc gia sở hữu mạng lưới tin tức Al Jazeera, cũng đóng vai trò đàm phán với các nhóm mà nhiều chính phủ giữ khoảng cách. Ảnh: Hindustan Times.
Qatar bi cat dut quan he ngoai giao anh 11
Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz (phải) cùng Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani của Qatar tới Riyadh tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) vào ngày 5/5/2015. Quyết định cắt đứt quan hệ với Qatar của nhiều nước Arab đánh dấu "giọt nước tràn ly" của nhiều năm căng thẳng trong lịch sử liên minh chặt chẽ của các quốc gia Vùng Vịnh, những nước có chung văn hóa, chung biên giới và mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Ảnh: AFP/Getty.
Thủ đô Doha tráng lệ của Qatar Với nguồn dầu mỏ dồi dào và dân số chỉ ở mức 2 triệu người, Qatar trở thành quốc gia có GDP đầu người cao nhất thế giới.

Nguồn cơn khiến các nước Vùng Vịnh 'đoạn tuyệt' với Qatar

Việc một số nước Arab cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar xảy ra bất ngờ nhưng là kết quả tất yếu của mối bất hòa đã âm ỉ từ trước.

Dân Qatar tích trữ lương thực sau vụ Vùng Vịnh 'tẩy chay'

Dù chính phủ nói không cần lo lắng sau khi Saudi Arabia dừng xuất lương thực, người dân Qatar lại không muốn "liều lĩnh".



Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm