Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Rủi ro khi làm việc trong các dự án mơ hồ của sếp

Những nhân viên làm việc trong các dự án tham vọng, không mang lại lợi nhuận của nhà sáng lập công ty đang có nguy cơ bị sa thải khi nền kinh tế toàn cầu chuyển biến xấu.

Làm việc trong một dự án không mấy tiếng tăm với người ngoài nhưng lại được sếp ủng hộ được xem là “huy hiệu” vinh dự cho các nhân viên tại Thung lũng Silicon.

Google cố gắng tạo ra kính thực tế tăng cường. Amazon phát triển điện thoại thông minh cao cấp của riêng mình. Facebook đổi tên thành Meta và tạo ra thế giới ảo Metaverse, theo New York Times.

Trước đây, khi những dự án đó thất bại, người lao động phải chuyển sang một bộ phận khác tại công ty. Doanh nghiệp thường gánh chịu rủi ro về một sản phẩm thất bại hoặc ý tưởng tồi chứ không phải nhân viên.

Nhưng khi làn sóng sa thải “càn quét” các công ty công nghệ trong những tháng gần đây, vị trí của những nhân sự này không còn được đảm bảo. Khi các sếp cần cắt giảm, các dự án mất nhiều năm để mang lại lợi nhuận có thể là mục tiêu bị loại bỏ.

Mạnh tay cắt giảm

Tại Amazon, khó khăn rơi xuống các nhóm đang vận hành hệ thống giọng nói Alexa, máy bay không người lái và cửa hàng tự động. Tất cả dự án này do Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, đứng đầu. Nhưng hiện ông đã rời ghế CEO để tập trung cho việc từ thiện và kế hoạch hàng không vũ trụ.

Tại Google, cuộc thanh trừng đang tấn công các dự án như xe tải tự hành và công nghệ “moonshot” do hai nhà đồng sáng lập, Larry Page và Sergey Brin Larry Page, phát triển. Tuy nhiên, họ cũng không còn lãnh đạo Alphabet - công ty mẹ của Google.

Nền kinh tế đang thay đổi và sự rời đi của các nhà sáng lập đã mở ra một kỷ nguyên mới. Nhiều người lao động tự hỏi: liệu những CEO mới có khả năng dẫn dắt đội ngũ tiếp tục ghi dấu ấn trong tương lai hay “lao thẳng xuống vực”?

Mối lo ngại đó càng tăng lên trong thời gian gần đây khi các tập đoàn công nghệ tiến hành đợt thanh lọc lớn nhất trong 15 năm qua. Nhóm thực thi những ý tưởng thú vị, có thể không bao giờ thành công của các CEO, trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết.

lan song sa thai anh 1

Hàng loạt nhân sự ở Thung lũng Silicon buộc phải rời đi trước bão sa thải. Ảnh: BI.

“Tất cả công ty đều thể hiện họ sẵn sàng sa thải toàn bộ đội ngũ để cắt giảm chi phí. Nếu không nằm trong nhóm mang lại lợi nhuận, bất kỳ ai cũng không được an toàn”, Kharis O'Connell, nhà thiết kế kỳ cựu về các sản phẩm tương lai mà Amazon đã tuyển dụng từ Google 2 năm trước, bị cho nghỉ việc vào tháng 11/2022, nói.

Kịch bản trên hoàn toàn đảo ngược đối với nhân viên tại Meta, nơi đã bị đuổi hàng loạt nhân sự trong năm nay. Mark Zuckerberg vẫn điều hành công ty do mình thành lập, nhưng anh muốn đưa nó theo một hướng mới - Metaverse (vũ trụ ảo).

Zuckerberg thông báo các nhân viên nên đóng góp nhiều hơn cho mảng này, mặc dù Metaverse của Facebook có lẽ còn nhiều năm nữa mới kiếm được tiền.

Một phần lớn của Meta đã trở thành thành viên trong dự án đầy rủi ro này.

Những dự án điên rồ

Jeff Bezos luôn ca ngợi những mục tiêu đầy tham vọng tại Amazon, ngay cả khi chúng thất bại.

Những người thuộc Fire Phone và các chương trình ưu tiên khác cho biết khi làm việc trong “dự án Jeff”, họ phải đối mặt với sự giám sát thường xuyên, các cuộc họp và báo cáo bất kỳ lúc nào.

Nhưng khi điện thoại này bị khai tử sau phản ứng thờ ơ của người tiêu dùng, phần lớn nhân viên được bố trí sang các bộ phận khác.

Tỷ phú 59 tuổi nói với các nhà đầu tư rằng ông vẫn tiếp tục xây dựng Alexa với 20.000 người được tuyển dụng vào dự án.

“Tôi không biết bất kỳ ai trong nhóm Alexa nghĩ rằng nó sẽ sinh lãi”, David Anderson, người đã làm việc hơn một thập kỷ tại Amazon, chia sẻ.

Brad Porter, cựu phó chủ tịch Amazon và là người sáng lập của Collaborative Robotics, cho hay khi nền kinh tế bắt đầu lung lay, anh đã tiến hành cắt giảm và sắp xếp lại các ưu tiên của mình.

“Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là hợp lý hóa chi phí và một loạt các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời đảm bảo tiếp tục đặt cược vào những điều mà chúng tôi tin rằng về lâu dài có thể thay đổi mọi thứ”, ông Jassy nói với New York Times.

Khi gần 2.000 người làm việc tại Alexa và các phòng ban khác bị sa thải vào cuối năm ngoái, Anderson đã đăng trên LinkedIn rằng ông cảm thấy lo lắng. Trước đây, nếu Bezos đề xuất một ý tưởng “ngốc nghếch” - chẳng hạn "Jeff muốn chế tạo robot để dắt chó đi dạo" - các kỹ sư tài năng vẫn sẽ tham gia, nhưng giờ thì không.

lan song sa thai anh 2

Mark Zuckerberg đã đấu kiếm ngay tại sân nhà của mình thông qua thiết bị Metaverse với Lee Kiefer, vận động viên từng giành huy chương vàng Olympic, trong buổi phát trực tiếp vào năm 2021. Ảnh: Reuters.

Làn sóng sa thải đi kèm với việc đóng băng tuyển dụng và hạn chế các lựa chọn chuyển đổi trong nội bộ.

Nhiều nhân viên đã viết thư cho ông Anderson và nói rằng họ sẽ “không bao giờ làm việc với một trong những dự án điên rồ này nữa”.

Tuy nhiên, Brad Glasser, phát ngôn viên của Amazon, lại cho biết nhiều người lao động vẫn hào hứng tham gia vào những vụ cược lớn, bao gồm Internet vệ tinh, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và taxi không người lái.

“Cơ hội làm việc trong các chương trình có khả năng biến đổi quy mô lớn cho khách hàng cũng như xây dựng và sử dụng công nghệ tiên tiến là lý do khiến không ít nhân viên gia nhập công ty, cũng như phát triển sự nghiệp của họ tại đây”, Glasser nhận xét.

Google từ lâu đã là “cái nôi” của những ý tưởng lớn và khác thường. Năm 2009, ông Page thuyết phục Sebastian Thrun, giáo sư Stanford, rằng sau khi công ty chinh phục được Internet, kỳ tích tiếp theo sẽ là biến đổi thế giới thực.

Xe tự hành là một trong số những ý tưởng mà Google thực hiện tại bộ phận bí mật do Thrun đảm nhận, với tên gọi Google X, biệt danh là “nhà máy sản xuất moonshot”.

Một số nỗ lực đã thành công, chẳng hạn như Google Brain, phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo hiện là một phần của bộ phận nghiên cứu.

Nhưng không ít dự án đã thất bại, điển hình là Google Glass, thiết bị công nghệ đeo được với màn hình quang học gắn trên đầu (OHMD) và Loon, một kế hoạch truyền Internet từ những quả bóng bay khổng lồ không hạ cánh thành mô hình kinh doanh.

Ngay cả Apple, công ty có lợi nhuận cao nhất trong số những gã khổng lồ công nghệ, cũng không tránh khỏi ảnh hưởng kinh tế toàn cầu.

Apple không thực hiện sa thải sâu rộng nhưng chắt lọc hơn trong các dự án mà họ đảm nhận. Trong vài năm gần đây, Apple đã theo đuổi những nỗ lực đầy tham vọng để phát triển tai nghe thực tế hỗn hợp, ôtô tự hành và chip di động tùy chỉnh.

Ưu tiên nhân viên tài năng hay thâm niên?

Có bao nhiêu người trong số nhân viên của bạn mà nếu tuyển dụng lại bạn sẽ chọn họ? Bao nhiêu trong số họ chỉ dừng ở mức tầm trung và bao nhiêu người bạn chỉ đang chịu đựng? Đó cũng là câu hỏi khiến hai tác giả Andreas Krebs và Paul Williams phải băn khoăn trong cuốn Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại.

Thung lũng Silicon đang 'thanh lý' mọi thứ

Khi nhiều công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon cắt giảm chi phí và chuyển sang hình thức làm việc từ xa, không ít đồ nội thất đã bị thanh lý, vứt bỏ dù chưa được sử dụng.

Cac sep nu nghi viec hinh anh

Các sếp nữ nghỉ việc

0

Kiệt sức và thiếu công bằng trong quyền lợi là lý do khiến nhiều nữ lãnh đạo rời bỏ công ty cũ. Điều này khiến một số tập đoàn phải đẩy mạnh chương trình giữ chân nhóm nhân sự này.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm