Câu 1: Rừng tràm Trà Sư thuộc tỉnh nào?
Theo Atlas Địa lý, rừng tràm Trà Sư thuộc địa bàn xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) và một phần xã Ô Long Vĩ (huyện Châu Phú), tỉnh An Giang. Đầu năm 2020, rừng tràm Trà Sư được Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là “Rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất ở Việt Nam để du lịch vào mùa nước nổi”. |
Câu 2: Cầu nào ở đây được công nhận dài nhất Việt Nam?
Ngoài danh hiệu “Rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất ở Việt Nam để du lịch vào mùa nước nổi”, rừng tràm Trà Sư còn có cây cầu tre được xác lập kỷ lục dài nhất Việt Nam. Cây cầu này dài hơn 10 km, được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Du lịch An Giang. |
Câu 3: Diện tích của rừng tràm Trà Sư?
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang, rừng tràm Trà Sư có tổng diện tích lên tới 850 ha, cách thành phố Châu Đốc khoảng 20 km về hướng Nam. |
Câu 4: Loài cây chủ yếu ở rừng Trà Sư?
Rừng tràm Trà Sư là nơi sinh sống của 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loại cây gỗ và nhiều loại cây khác. Đúng như tên gọi, loài cây chủ yếu ở đây là tràm trên 10 năm tuổi, cùng một số loài cây dây leo. |
Câu 5: Phương tiện di chuyển chủ yếu trong rừng tràm Trà Sư?
Tắc ráng là phương tiện di chuyển chủ yếu được người dân sử dụng khi vận chuyển khách du lịch tham quan rừng tràm Trà Sư. Tắc ráng còn có tên khác là võ lãi, vỏ tắc ráng, vỏ vọt, một loại thuyền máy, hoặc xuồng, ghe nhỏ và dài hình thoi, thường làm bằng gỗ và gắn thêm máy. Đây là phương tiện di chuyển chủ yếu và phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vào mùa nước nổi. |
Câu 6: Rừng tràm Trà Sư nằm ven sông nào?
Rừng tràm Trà Sư nằm ven bờ sông Hậu (một trong 2 nhánh chính của sông Cửu Long). Được hình thành vào năm 1983, là rừng tràm thử nghiệm để cải tạo đất và ngăn lũ đầu nguồn, có tác dụng điều hòa môi trường nước và khí hậu cho cả vùng Bảy Núi, đến năm 2003, rừng tràm Trà Sư trở thành khu bảo tồn thiên nhiên phục vụ tham quan và nghiên cứu khoa học. |