Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Rừng tuyết tùng của Chúa' ở Lebanon

Là niềm tự hào của người Lebanon, rừng tuyết tùng ngoạn mục này từng được nhắc đến nhiều lần trong Kinh thánh và trở thành Di sản Thế giới từ 1998.

Lebanon anh 1

Cây tuyết tùng Lebanon (cedrus libani) là một trong những loài cây tuyệt diệu nhất thế giới. Chúng chỉ mọc trên dãy núi Lebanon trải dọc chiều dài đất nước này, và trước kia che phủ toàn bộ dãy. Đây là biểu tượng quốc gia, niềm tự hào của người dân, và thậm chí còn xuất hiện trên quốc kỳ Lebanon. Ảnh: RTBF.

Lebanon anh 2

Tuyết tùng Lebanon có thân lớn, với tán lá dày xòe rộng dần theo độ tuổi. Cây có vỏ màu xám đậm, nhưng gỗ màu sáng tuyệt đẹp, cứng và bền. Nhựa của chúng có mùi ngọt ngào. Chúng xanh tươi quanh năm, không rụng lá và luôn tỏa hương thơm. Ảnh: Amusingplanet.

Lebanon anh 3

Tương truyền, Chúa đã trồng những cây tuyết tùng này. Chúng cũng được nhắc đến nhiều lần trong Kinh thánh và các văn bản cổ đại. Loài thực vật này nổi tiếng trong lịch sử với vai trò như một trong những vật liệu xây dựng giá trị nhất thế giới cổ đại, tạo ra tên tuổi và hào quang cho Lebanon. Ảnh: Theecologist.

Lebanon anh 4

Người Phoenicia dùng chúng để đóng thuyền đi qua Địa Trung Hải, trở thành một trong những quốc gia giao thương đường thủy đầu tiên trên thế giới. Tuyết tùng Lebanon cũng được dùng bởi người Assyria, Babylon, Hy Lạp, La Mã và Ba Tư để dựng nhà và đền đài, trong đó nổi tiếng nhất là đền Jerusalem và cung điện của David, Solomon. Ảnh: Ferell Jenkins.

Lebanon anh 5

Người Ai Cập sử dụng nhựa tuyết tùng cho quy trình ướp xác, người Do Thái lấy vỏ cây làm thuốc. Người Ottoman dùng gỗ tuyết tùng làm nhiên liệu đốt cho đầu máy xe lửa, vì chúng chứa dầu và cháy tốt hơn gỗ sồi. Ảnh: Exeter Trees.

Lebanon anh 6

Đến thời Gilgamesh, Ai Cập đã chặt một lượng lớn tuyết tùng để đóng thuyền và xuất khẩu. Điều này tiếp tục suốt hàng nghìn năm, cho đến tận thế kỷ 20, vào Thế chiến 2, khi quân đội Anh chặt gần hết những khu rừng còn lại để làm đường ray. Ảnh: EPOD.

Lebanon anh 7

Hoàng đế La Mã Hadrian, trong thế kỷ 2 sau Công nguyên, đã cố gắng bảo vệ khu rừng bằng cách tạo lập giới hạn khai thác qua các phiến đá khắc. Hơn 200 phiến đá đã được tìm thấy, giúp các nhà nghiên cứu ước tính được quy mô của khu rừng thời đó. Ảnh: Breaking Barriers.

Lebanon anh 8

Năm 1876, Nữ hoàng Victoria ra lệnh xây dựng một tường bảo vệ quanh nhóm cây trên diện tích 102 ha, nhưng việc chặt phá vẫn tiếp diễn. Đến tận cuối thế kỷ 20, những cây tuyết tùng mới trở thành nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ. Lúc này, chúng chỉ còn vài trăm cá thể, sống thành vài cụm tách biệt. Ảnh: Amusingplanet.

Lebanon anh 11

Dù hàng nghìn cây nhỏ đã được trồng ở lối vào dải rừng này trong những thập kỷ gần đây, chúng lớn rất chậm và cần nhiều thời gian để trưởng thành. Trong khi đó, những cây tuyết tùng phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ cháy rừng đến biến đổi khí hậu, chật vật với tương lai bất định. Ảnh: NPR.

Rừng 'hóa thạch sống' ở Trung Quốc

Từng hàng tùng và thủy sam gỗ đỏ - loài được mệnh danh "hóa thạch sống" - thẳng tắp đan cài khiến cho khu rừng nhân tạo ở hồ Lư Dương, Hàng Châu, Trung Quốc có vẻ đẹp lạ lùng.

10 điểm đến ở Việt Nam được khách nước ngoài đánh giá tốt

Hội An (Quảng Nam), Sa Pa (Lào Cai) và Hà Nội được nhiều du khách nước ngoài đánh giá là những điểm chụp ảnh du lịch đẹp bậc nhất Việt Nam, theo số liệu từ Booking.

An Ngọc

Tổng hợp

Bạn có thể quan tâm