Câu 1. Rươi là đặc sản của miền nào nước ta?
Rươi là đặc sản theo mùa chỉ có ở miền Bắc, mỗi năm xuất hiện ngắn ngủi vài ngày. Thời gian được dân gian đúc kết chính xác là "tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm". Có nghĩa rươi chỉ nổi nhiều, tập trung vào ngày 20/9 và 5/10 Âm lịch. Thịt rươi có nhiều chất dinh dưỡng, được nhiều người ưa thích. Tuy vậy, món ăn này lại khiến những người không quen khiếp sợ. |
Câu 2. Tỉnh nào sau đây nổi tiếng với đặc sản rươi?
Trong số các tỉnh thành nước ta, Hải Dương là địa phương nổi tiếng về đặc sản rươi. Rươi ở Hải Dương xuất hiện tại các vùng nước lợ ven sông Thái Bình, Văn Úc và Kinh Thầy thuộc huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà, Kim Thành, Kinh Môn. Trong đó, Tứ Kỳ là huyện nổi tiếng nhất với đặc sản rươi của tỉnh Hải Dương. |
Câu 3. Nhân tài Hải Dương nào từng là vị lưỡng quốc trạng nguyên đầu tiên của nước ta?
Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1272-1346) là người làng Lũng Ðộng, huyện Chí Linh (nay là xã Nam Tân, Nam Sách), đỗ trạng nguyên năm 1304 đời vua Trần Nhân Tông. Trong chuyến đi sứ nhà Nguyên năm 1308, ông được vua Nguyên phong "Lưỡng quốc trạng nguyên". |
Câu 4. Nguyễn Thị Duệ - nữ tiến sĩ nho học duy nhất của nước ta - sinh ra ở huyện nào của tỉnh Hải Dương?
Bà Nguyễn Thị Duệ còn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Du, hiệu là Diệu Huyền, tự là Tinh Phi. Nguyễn Thị Duệ là người làng Kiệt Ðặc (nay là xã Văn An, huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương). Bà chính là nữ tiến sĩ nho học duy nhất của nước ta thời phong kiến. |
Câu 5. Sau khi rời bỏ quan trường, thầy Chu Văn An đã về quy ẩn ở huyện nào của tỉnh Hải Dương?
Thầy Chu Văn An là Vạn thế sư biểu của người Việt. Sau khi rời bỏ chốn quan trường, Chu Văn An đến núi Phượng Hoàng, xã Kiệt Ðặc (nay là xã Văn An, huyện Chí Linh) dựng nhà dạy học, làm thuốc chữa bệnh, làm thơ, viết sách và tự đặt tên là Tiều ẩn. Tuy vậy, mỗi khi triều đình có đại sự đều mời ông tham dự. Sau khi mất, ông được truy tặng tước Văn Trình Công và được thờ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. |
Câu 6. Món nào là đặc sản nổi tiếng của Hải Dương?
Hải Dương có nhiều ẩm thực nổi tiếng, trong đó bánh đa gấc Kẻ Sặt là đặc sản không thể bỏ qua. Nguyên liệu làm bánh gồm gạo, đường, vừng, lạc, dừa thái mỏng và hương vị gừng tươi. Bánh đa gia truyền có màu vàng óng nhưng hiện nay người ta còn cho thêm gấc để tạo màu đỏ hấp dẫn. |
Câu 7. Danh nhân nổi tiếng nào quê Hải Dương?
Hải Dương là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của rất nhiều danh nhân nổi tiếng, trải đều trên nhiều lĩnh vực, trong đó có danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Ông quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. |
Câu 8. Tên danh thắng thuộc tỉnh Hải Dương?
Tỉnh Hải Dương có nhiều danh thắng nổi tiếng, trong đó có khu di tích Côn Sơn, gắn liền danh nhân Nguyễn Trãi, Chu Văn An. Đền Kiếp Bạc là nơi đóng quân và là phủ đệ của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Ðạo. Chùa Kính Chủ được tạo từ cảnh quan tự nhiên của động Kính Chủ ở xã An Sinh, làng Dương Nham, huyện Kinh Môn, thờ thiền sư Minh Không, cùng vua Lý Thần Tông và Huyền Quang. |