Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sách làm bằng vàng 'độc nhất vô nhị' tại Hà Nội

22 quyển kim sách triều Nguyễn cùng 10 kim bảo liên quan rất độc đáo vừa được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội).

Kim sach bang vang trieu Nguyen anh 1
22 quyển kim sách triều Nguyễn cùng 10 kim bảo liên quan vừa được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Ông Đinh Ngọc Triển, Trưởng phòng Quản lý hiện vật - Bảo tàng cho hay, số kim sách này đã được chọn lựa chọn kỹ lưỡng trong số 94 cuốn kim sách triều Nguyễn đang được lưu giữ tại bảo tàng. Đây cũng chỉ là một phần nhỏ trong số hơn 3.000 bảo vật triều Nguyễn mà bảo tàng tiếp nhận từ năm 1945 khi vua Bảo Đại thoái vị.

 

Kim sach bang vang trieu Nguyen anh 2
Kim sách là một loại thư tịch cổ đặc biệt, được làm từ các kim loại quý (chủ yếu là vàng), dùng để ghi lại việc chính sự, nghi lễ triều đình như sự kiện Hoàng đế lên ngôi, lập Thái tử, Hoàng hậu, hoặc ghi công, phong tước và dâng, ban tôn hiệu, tôn thụy cho hoàng thân quốc thích.

 

Kim sach bang vang trieu Nguyen anh 3
Kim sách được làm bằng chất liệu bạc mạ vàng, niên hiệu Bảo Đại thứ 9 (1934). Hoàng đế Bảo Đại phong lập Hoàng hậu Nam Phương. Bà là Hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn và cũng là Hoàng hậu cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam.
Kim sach bang vang trieu Nguyen anh 4
Kim sách được làm bằng vàng, niên hiệu Gia Long thứ 1 (1802). Hoàng đế Gia Long ca tụng công đức và tấn tôn thẫn mẫu là Quốc mẫu Vương thái phi Nguyễn Thị Hoàn làm Vương thái hậu. Sách gồm 6 tờ, 2 tờ bìa trước và sau trang trí hình rồng mây, 4 tờ ruột khắc sách văn.
Kim sach bang vang trieu Nguyen anh 5
Kim sách được làm bằng vàng, niên hiệu Minh Mệnh thứ 2 (1982). Hoàng đế Minh Mệnh tôn Hoàng mẫu là Nhị phi Trần Thị Đang làm Hoàng Thái hậu. Sách gồm 5 tờ, 2 bìa trước và 3 tờ ruột khắc sách văn.
Kim sach bang vang trieu Nguyen anh 6
Kim sách niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806). Hoàng đế truy dâng tôn hiệu cho chúa Nguyễn Phúc Chu là Hiển tông Hiếu minh Hoàng đế. Chúa Nguyễn Phúc Chu là vị chúa thứ 6 ở Đàng trong. Dưới thời ông trị vì, công cuộc mở rộng cương vực lãnh thổ xuống phía Nam được đẩy mạnh.
Kim sach bang vang trieu Nguyen anh 7
Kim sách niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816). Hoàng đế Gia Long lập Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm làm Hoàng thái Tử lấy niên hiệu Minh Mệnh.
Kim sach bang vang trieu Nguyen anh 8
Kim sách niên hiệu Thiệu Trị lần thứ 1 (1841). Sách gồm 9 tờ, được Hoàng đế Thiệu Trị tôn Hoàng phụ Minh Mệnh là Thánh tổ nhân Hoàng đế.
Kim sach bang vang trieu Nguyen anh 9
Kim sách niên hiệu Tự Đức thứ 35 (1882).
Kim sach bang vang trieu Nguyen anh 10
Hòm đựng kim sách được làm bằng bạc. Xung quanh hòm được trang trí hình long - ly - quy - phượng.
Kim sach bang vang trieu Nguyen anh 11
Ấn Thái hậu Chi bảo, được làm bằng vàng niên hiệu Gia Long (1803 - 1810). Ấn được đúc trong thời điểm Hoàng đế Gia Long tôn Vương Thái hậu Nguyễn Thị Hoàn làm Hoàng Thái hậu.

Sự ra đời, mục đích, nội dung của kim sách hầu hết được ghi chép trong các sách do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như: “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam liệt truyện”, “Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ”... Bởi vậy, mỗi quyển kim sách không những chứa đựng những thông tin giá trị về lịch sử, văn hóa triều đại mà còn là một di sản vô giá. Đáng chú ý, nhiều quyển kim sách trong sưu tập có kèm theo kim bảo được đúc trong cùng thời điểm, cùng sự kiện.

Nhằm tạo cơ hội giúp công chúng tiếp cận, thưởng lãm và tìm hiểu về sưu tập hiện vật đặc biệt này cùng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật mang đậm dấu ấn của Vương triều phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Bảo vật Hoàng cung - Kim sách triều Nguyễn (1802 - 1945). Với 21 quyển kim sách tiêu biểu, được lựa chọn kỹ lưỡng và 10 kim bảo liên quan, trưng bày lần đầu tiên giới thiệu đầy đủ nội dung và có hệ thống về kim sách triều Nguyễn.

Sự kiện này mở cửa đón khách tham quan từ 31/3 đến đầu tháng 8/2016.


Nhung linh vat quy gia cua Viet Nam hinh anh

Những linh vật quý giá của Việt Nam

0

27 linh vật độc đáo với nhiều chất liệu khác nhau như vàng, đồng, gỗ... vừa được đưa ra triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, sáng 28/10.

Lê Hiếu

Bạn có thể quan tâm