Chất nào trong cà rốt giúp sáng mắt?
Theo Boldsky, cà rốt rất giàu beta-caroten, tiền chất giúp chuyển hóa thành vitamin A, bảo vệ sức khỏe của đôi mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi già. |
Trẻ em ăn quá nhiều cà rốt có thể gây?
Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, ăn quá nhiều chất tiền vitamin A khiến trẻ không kịp chuyển hóa sẽ dẫn tới tình trạng ứ ở mỡ dưới da, gây vàng da, vàng lòng bàn chân, lưỡi. Thậm chí, tình trạng này còn làm rối loạn chuyển hóa khiến một số bé chán ăn, suy dinh dưỡng. |
Ăn nhiều cà rốt có thể bị đầy hơi?
Tài liệu của Livestrong cho thấy mỗi ly nước ép cà rốt nguyên chất chứa khoảng 12 gram carbohydrates, 4 gram chất xơ. Lượng carbohydrates không được tiêu hóa và hấp thu hết khi qua ruột non sẽ đi thẳng đển ruột già và khiến trẻ bị đầy hơi. |
Chất nào trong cà rốt có hàm lượng cao khiến trẻ dễ bị tím tái nếu ăn nhiều?
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, cà rốt có hàm lượng nitrate cao. Khi trẻ em ăn nhiều và dài ngày sẽ ảnh hưởng khả năng chuyên chở oxy cho mô, dẫn đến tình trạng tím tái, methemoglobine máu. |
Chất trên còn có nhiều trong?
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến cho hay nước giếng, củ dền, cà rốt, nước cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường thường chứa hàm lượng nitrate cao. |
Nếu không điều trị trẻ mắc methemoglobine máu có thể bị?
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến cảnh báo tùy hàm lượng methemoglobine mà trẻ có thể tím môi, ăn uống kém, lừ đừ vật vã, nhức đầu chóng mặt đến yếu chi, khó thở, rối loạn nhịp tim, hôn mê, co giật, thậm chí nguy cơ tử vong. |
Mỗi tuần chỉ nên cho trẻ ăn tối đa bao nhiêu cà rốt?
Theo Sức khỏe và Đời sống, mỗi tuần, chúng ta chỉ nên cho trẻ ăn cà rốt 2-3 lần. Khẩu phần mỗi lần khoảng nửa củ to hoặc một củ nhỏ (tương đương 50 gram). |