Chất gây ngộ độc trong măng tươi là?
Theo khuyến cáo của Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, độc tố gây ngộ độc trong măng tươi là Cyanide. Dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, Cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể. Người bị ngộ độc do sử dụng măng tươi không qua quá trình ngâm luộc, hoặc uống nước luộc măng. Ảnh: iStock. |
Liều gây tử vong của chất độc này trên mỗi kg cân nặng cơ thể là?
Theo tài liệu của Cục An toàn Thực phẩm, Cyanide là một gốc acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc acid, đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ảnh: Eating Well. |
Tuyệt đối không nên ăn măng khi?
Măng tươi chứa hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230 mg/kg măng củ, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Càng ngâm lâu, chất độc càng đào thải bớt. Do đó, Cục An toàn Thực phẩm khuyến cáo chúng ta tuyệt đối không nên ăn sống để tránh ngộ độc. Ảnh: Freepik. |
Xử lý chất độc có trong măng bằng cách nào?
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho rằng trong măng có chất độc nhưng rất dễ xử lý, do đó không quá lo ngại khi thưởng thức món ăn này. HCN có tính chất hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng. Ảnh: Eating Well. |
Biểu hiện của người bị ngộ độc sau khi ăn măng là?
Tài liệu của Cục An toàn Thực phẩm ghi rõ ngộ độc độc tố trong măng thường xảy ra sau khi ăn từ vài phút đến vài giờ tùy theo mức độ. Ngộ độc nặng sẽ xuất hiện sớm các triệu chứng như đau đầu, nôn, khó thở, lú lẫn, tụt huyết áp, hôn mê, co giật và sốc. Hơi thở có thể có mùi. Trường hợp ngộ độc nhẹ có thể xảy ra sau ăn vài giờ. Ảnh: Freepik. |
Người bị bệnh gì không nên ăn măng?
Cục An toàn Thực phẩm khuyến cáo măng chứa nhiều chất xơ nên không tốt với người bị đau dạ dày. Bởi măng gây khó tiêu, dạ dày phải co bóp nhiều. Chất độc trong măng dễ gây kích ứng dạ dày, dẫn đến tình trạng nôn mửa, đầy hơi hay khiến vết loét niêm mạc thêm nặng. Ảnh: Eating Well. |
Trẻ đang phát triển không nên ăn măng?
Bác sĩ Phan Mỹ Hạnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, cho biết trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn măng do axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Ảnh: Freepik. |
Người bị sỏi thận nên ăn nhiều măng?
Theo bác sĩ Hạnh, axit oxalic trong măng có thể kết hợp với canxi của cơ thể tạo thành axit oxalic canxi, dẫn đến sỏi thận đường tiết niệu. Do vậy, người bị bệnh sỏi thận không nên ăn nhiều măng tươi. Ảnh: Eating Well. |