Trẻ em ở trong phòng có sử dụng điều hòa sẽ bị ốm?
PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết việc nằm trong phòng điều hòa không liên quan đến chuyện trẻ ốm. Trẻ mắc bệnh về đường hô hấp hay có các triệu chứng ốm, sốt sau khi ở trong môi trường bật điều hòa hầu hết do sử dụng thiết bị này sai cách. |
Sai lầm khi dùng điều hòa khiến trẻ bị ốm:
Theo bác sĩ Dũng, cha mẹ không nên lấy nhiệt độ cơ thể của mình để áp đặt vào con. Chúng ta cần điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh phù hợp với thể trạng của từng trẻ. Nếu bé vẫn ra mồ hôi, khó chịu, bạn hạ nhiệt độ thấp dần đến khi con chơi ngoan, ngủ ngon. |
Để điều hòa quá lạnh, trẻ có thể mắc chứng bệnh nào?
BSCKI Phạm Văn Anh, Trưởng khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), cho hay trẻ nằm trong điều hòa lạnh có thể bị liệt dây thần kinh số 7. Khi bị bệnh, trẻ có biểu hiện mắt nhắm không kín, miệng méo lệch về một bên. |
Để điều hòa quá nóng, trẻ dễ mắc bệnh:
Theo bác sĩ Dũng, khi nằm trong phòng có điều hòa nóng, trẻ sẽ ra mồ hôi nhiều, dễ mắc các bệnh ngoài da, ngứa, mọc nhụn nhọt, vi khuẩn, virus dễ xâm nhập… Biến chứng của bệnh còn dẫn đến viêm não, viêm màng não rất nguy hiểm. |
Trẻ ở ngoài nắng về nên được làm gì trước khi vào phòng điều hòa?
Khi trẻ ở ngoài nắng về, cha mẹ nên lau mồ hôi cho con sau đó mới vào phòng điều hòa. Những ngày nắng nóng, bạn nên hạn chế cho bé ra vào phòng máy lạnh liên tục để tránh hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột. |
Nên để hơi lạnh thổi trực tiếp vào người bé?
Theo bác sĩ Văn Anh, phụ huynh nên tránh để trẻ nằm thẳng luồng gió. Việc này khiến bé dễ mắc bệnh về hô hấp, viêm họng. Trẻ cần được đắp chăn mỏng trên bụng, giữ ấm lỗ chân lông. |
Trong phòng và ngoài trời không nên chênh lệch quá bao nhiêu độ C?
Nhiệt độ thích hợp trong phòng điều hòa không cách biệt quá 5-7 độ C so với ngoài trời. Ngoài ra, bạn không nên để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp trong thời gian dài. |