Sân bay lớn nhất thế giới tại thành phố nằm giữa Á - Âu
Thứ năm, 1/11/2018 07:01 (GMT+7)
07:01 1/11/2018
Tham vọng xây dựng sân bay lớn nhất thế giới của Istanbul, thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ nằm giữa châu Á và châu Âu, đã chính thức trở thành hiện thực ngày 29/10.
Phi trường hiện đại bậc nhất thế giới này được khánh thành vào đúng ngày kỷ niệm 95 năm thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính phủ quốc gia này kỳ vọng, sân bay Istanbul sẽ là trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế cũng như bộ mặt của đất nước khi trở thành sân bay rộng lớn nhất hành tinh với diện tích 76,5 triệu m2.
Tháp điều khiển trung tâm có thiết kế hình dáng bông hoa tuylip từng đạt giải thưởng Dự án cơ sở hạ tầng tương lai tại Liên hoan kiến trúc thế giới năm 2016 tổ chức ở Berlin (Đức).
Phi trường Istanbul mới được giới thiệu là dự án sân bay xanh nhờ hệ thống tái chế sử dụng nước mưa. Tuy nhiên, một số nhóm tình nguyện môi trường đã phản đối dự án này. Họ cho rằng việc xây dựng xây bay đã gây ra nạn phá rừng hàng loạt.
Ngoài ra, sân bay vướng phải những cáo buộc về điều kiện lao động không đảm bảo, xảy ra vụ việc 27 công nhân chết tại công trường. Tuy nhiên, Bộ Lao động Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp trả những cáo buộc này bằng cách đổ lỗi cho vấn đề sức khỏe của công nhân và tai nạn giao thông.
Tổng chi phí xây dựng của dự án khoảng 12 tỷ USD. Ngày 29/10 vừa qua, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, đã chính thức đặt tên cho công trình mới của quốc gia này là sân bay Istanbul.
Cuối tháng 12 năm nay, sân bay quốc tế Ataturk - sân bay chính của Thổ Nhĩ Kỳ ở thời điểm hiện tại sẽ ngừng hoạt động và sân bay Istanbul trở thành trung tâm hàng không của thành phố cũng như của quốc gia này.
Sân bay Istanbul là dự án đạt nhiều thành công nhiều quốc gia khác chưa làm được, từ tiến độ hoàn thành cho đến quy mô. Dự án này được hoàn thành trong vỏn vẹn 3 năm với quy mô chứa 200 triệu hành khách, gấp đôi kích thước của sân bay lớn nhất thế giới thời điểm hiện tại, sân bay Hartsfield-Jackson ở Atlanta, Mỹ.
Nhận xét về thành công của dự án sân bay Istanbul, tiến sĩ Lynnette Dray (Đại học Lon Don) cho biết hệ thống hàng không của Thổ Nhĩ Kỳ đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Sân bay Istanbul được xây dựng để đáp ứng lượng du khách đang gia tăng tại nước này. "Thành công của công trình này chứng tỏ sự cạnh tranh mạnh mẽ của ngành hàng không Thổ Nhĩ Kỳ với các 'ông lớn' ở khu vực Trung Đông và châu Âu", ông nhấn mạnh.
Với thiết kế hiện đại, 15 nhà hàng đạt sao Michelin cùng nét văn hóa thân thiện, Copenhagen của Đan Mạch đã đứng đầu danh sách những thành phố đáng đến nhất thế giới năm 2019.
Trước sự bất tiện của hành lý cồng kềnh, giấy tờ hỗn độn, việc ra đời của những chiếc balo, vali hay thẻ ATM đem đến sự tiện lợi tối đa cho những người đam mê du lịch.