Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Săn cá mập, lặn tìm hải sâm ở Madagascar

Trong quá trình đánh bắt hải sâm và cá mập ở ngoài khơi Madagascar, các ngư dân Vezo gặp nhiều khó khăn và không phải lúc nào cũng bắt được những con có kích thước lớn.

San ca map,  lan tim hai sam o Madagascar anh 1

Hơn 15 năm qua, ngư dân bán du mục Vezo ở Madagascar buộc phải tìm tới những nơi xa xôi để đánh bắt cá. Họ chỉ đem theo ngư cụ, đồ nấu ăn và một số vật dụng khác. Họ ra khơi về phía bắc khi mùa bão đi qua. Các ngư dân thường ra khơi vào ban đêm để đón gió thuận. Họ nấu ăn và ngủ ngay trên thuyền

.

 

San ca map,  lan tim hai sam o Madagascar anh 2

Một đàn cá mắc lưới của ngư dân. Các rạn san hô ở vùng biển Madagascar đang bị phá hủy nghiêm trọng do nạn đánh bắt quá mức, biến đổi khí hậu và hiện tượng axit hóa đại dương.

 

San ca map,  lan tim hai sam o Madagascar anh 3

Ông Francois, khoảng 60, đã đánh bắt cá mập suốt 30 năm. 15 năm trước, ông thường bắt những loài cá mập lớn như cá mập hổ, cá mập đầu búa và cá mập trắng dài tới 5 m. Nhưng giờ đây, các ngư dân chỉ có thể kiếm được những con cá mập nhỏ, chưa trưởng thành. Hơn 10 năm qua, ông Francois phải tới những nơi xa hơn để săn cá mập. Đánh bắt quá mức, được thúc đẩy do nhu cầu tiêu thụ vi cá mập rất lớn tại Trung Quốc, đã kéo theo sự sụt giảm quy mô loài sinh vật biển này tại Madagascar.

 

San ca map,  lan tim hai sam o Madagascar anh 4

 Các ngư dân săn cá mập thường tìm tới những khu vực xa xôi nhất thuộc bờ biển phía tây Madagascar. Họ sống lênh đênh trên vùng biển ngoài khơi, cách xa eo biển Mozambique. Ngư dân kiếm sống ở những nơi không có nước sạch hoặc thức ăn và cách rất xa trường học hay bệnh viện.

 

San ca map,  lan tim hai sam o Madagascar anh 5

Khi bình minh buông xuống, hai bé trai Vezo giương buồm ra khơi. Nhiều em thích học cách đánh bắt ngoài khơi do không thể đến trường vì gia đình quá nghèo

.

 

San ca map,  lan tim hai sam o Madagascar anh 6

Mỗi năm, các gia đình đến từ tây nam Madagascar đều thực hiện chuyến hành trình dài 600 km trên biển. Những cơn gió mạnh từ phía nam đẩy thuyền của họ về phía bắc. Họ phải vận dụng kiến thức về bờ biển, gió và dòng chảy đề điều hướng. 

 

San ca map,  lan tim hai sam o Madagascar anh 7

Các ngư dân dựng trại trên một bãi cát ở quần đảo Barren, phía tây Madagascar. Họ sẽ sinh hoạt tại đây cho tới khi “sóng yên biển lặng”. Họ lặn tìm hải sâm và săn cá mập trên các rạn san hô ở khu vực cách xa kênh đào Mozambique. Đây là một trong những khu vực xa xôi mà ngư dân có thể tìm thấy hải sâm và bắt cá mập cỡ lớn.

San ca map,  lan tim hai sam o Madagascar anh 8

Bãi cát dài hơn 200 m và bị ngập nước khi thủy triều dâng cao.

 

San ca map,  lan tim hai sam o Madagascar anh 9

Khi mặt trời mọc, ngư dân Vezo rời quần đảo Barren để tới vùng biển cách đó khoảng 20 tới 60 km. Họ lặn và kiểm tra lưới đánh bắt cá mập. Ngư dân quay về đảo lúc chiều tà.

San ca map,  lan tim hai sam o Madagascar anh 10

Ngư dân lặn tìm hải sâm trên một rạn đá ở phía tây quần đảo Barren, Madagascar. Trong quá trình đánh bắt hải sâm và cá mập, họ gặp nhiều khó khăn và không phải lúc nào cũng bắt được những con có kích thước lớn.

 

San ca map,  lan tim hai sam o Madagascar anh 11

Các ngư dân dùng tới thiết bị lặn để có thể bơi tới vùng nước sâu. Thông thường, họ lặn ở độ sâu 18-24 m để tìm loài sinh vật biển này.

 

San ca map,  lan tim hai sam o Madagascar anh 12

Dù giá vi cá mập giảm, ngư dân vẫn tiếp tục săn chúng để phục vụ việc lấy thịt và làm dầu ăn.

 

 

San ca map,  lan tim hai sam o Madagascar anh 13

Lặn tìm hải sâm rất nguy hiểm và là hoạt động phi pháp ở Madagascar, nhưng vì nó tạo ra lợi ích kinh tế lớn, ngư dân vẫn bất chấp tất cả.

 

San ca map,  lan tim hai sam o Madagascar anh 14

Các ngư dân ướp muối hải sâm. Họ đã bắt những con hải sâm này ở độ sâu từ 35 đến 45 m.

 

San ca map,  lan tim hai sam o Madagascar anh 15

Ngư dân kéo thuyền lên bờ cát sau mỗi chuyến đánh bắt. Chính phủ Madagascar cùng tổ chức phi chính phủ Blue Ventures đang phối hợp cùng các ngư dân nhằm tạo ra một khu bảo vệ hàng hải do cộng đồng quản lý.

Săn đông trùng hạ thảo trên núi cao 4.500 m

Dân du mục trên cao nguyên Tây Tạng thường leo trên những dãy núi cao tới 4.500 m để tìm đông trùng hạ thảo, loại đông dược quý hiếm có giá đắt đỏ.

Hải Anh

Ảnh: Aljazeera

Bạn có thể quan tâm