Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sang đường ở Việt Nam như thế nào?

Bài viết sau đây của tác giả Adam Zulawski trên tờ Cheapflights là cách nhìn của một người nước ngoài về việc sang đường tại Việt Nam. Bằng ngòi bút hài hước, hóm hỉnh, bài viết không chỉ phản ánh thực tế tại Việt Nam mà nó còn mang đến cho bạn đọc tiếng cười nhẹ nhàng.

Sang đường, nghe có vẻ là một việc đơn giản, nhưng ở Việt Nam để sang đường bạn cần vận dụng cả trí thông minh, vì đây là một việc nguy hiểm nhưng cũng rất thú vị.

TP.HCM là một trong những nơi hay xảy ra tắc đường nhất trên thế giới. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Hà Nội nhưng ở mức độ ít hơn một chút. Hà Nội là thành phố cổ kính với nhiều con đường chật hẹp. Nhưng dù sao khi sang đường ở Việt Nam, bạn đều chỉ cần tuân theo một quy tắc, vì thế cứ thoải mái áp dụng những gì bạn đọc được dưới đây ở mọi nơi.

Người đi bộ giữa dòng xe cộ.

Tại sao lại điên rồ đến thế?

Giá ôtô ở Việt Nam đắt một cách vô lý, tiền thuế phải trả gần bằng giá bán một chiếc ô tô, vì thế phương tiện đi lại chủ yếu trên đường là xe máy. Sử dụng xe máy phổ biến đến nỗi bạn có cảm giác như nhìn thấy ai đó đi bộ xung quanh và đội chiếc mũ bảo hiểm nhiều hơn cả là hình ảnh người Việt Nam đội nón lá truyền thống.

Xe máy ở Việt Nam được sử dụng để chở đủ mọi thứ. Số lượng đồ để chất lên xe máy thì tương đương với sức chở của cả một chiếc ôtô ở nước ngoài. Thêm vào đó, thỉnh thoảng bạn còn nhìn thấy cả một gia đình bốn người nhồi nhét trên một chiếc xe máy, rồi sau đó bạn tự hỏi rằng, nếu chẳng may người lái xe lãng đi thì rất có thể gặp nguy hiểm. Nhiều người lái xe bịt khẩu trang để tránh khói bụi ô nhiễm, nhưng còn một nguyên nhân khác là để đỡ phần nào khi tai nạn bất ngờ xảy ra.

Đừng sợ còi xe

Ở Anh, nếu một ai đó bấm còi xe, điều đó có nghĩa là bạn gửi đến thông điệp rằng: “Hãy cút xéo khỏi đường của tao. Tao đang rất cáu tiết và muốn giết mày”. Nhưng ở Việt Nam, việc bấm còi liên hồi chỉ đơn giản mang thông điệp là: “Này anh bạn, tôi đang chỉ báo cho anh biết là tôi đang ở đây”.

Đó là cách cực kỳ thân thiện và được sử dụng thường xuyên. Nếu bạn đi trên xe buýt giường nằm xuyên Việt, giống như nhiều dân du lịch đã làm, bạn có thể bị các lái xe đánh thức giữa chừng vì tiếng còi xe để tránh các xe môtô trên đường. Tôi đã nói rằng, cái bịt tai chính là người bạn thân của bạn chưa nhỉ?

Cách qua đường

Ở Việt Nam, hệ thống đèn tín hiệu và đường dành cho người đi bộ thường bị lờ đi, trừ khi các dấu hiệu chỉ dẫn đó được đặt ở các ngã tư lớn. Điều đó có nghĩa là xe máy và ô tô sẽ không dừng nếu bạn loạng choạng lo lắng đi trên đường phố.

Về cơ bản, bạn không thể đợi đến lúc ngớt xe mới sang đường vì chẳng bao giờ có chuyện đó đâu. Thế bạn phải làm gì bây giờ? Bạn cứ đi sang đường thôi. Hãy giữ bình tĩnh, bước chậm chắc chắn và đừng do dự. Những người lái xe máy có thể đoán được chính xác hướng đi của bạn và tránh bạn an toàn. Đừng bao giờ dừng lại, loạng choạng sang đường hay ngồi rên rỉ sợ hãi vì làm thế chẳng giúp ích gì cho bạn.Việc sang đường ở Việt Nam đối với người nước ngoài (vốn quen với nếp giao thông có trật tự) có vẻ là một việc không hề đơn giản. Bài viết sau đây của tác giả Adam Zulawski trên tờ Cheapflights là cách nhìn của một người nước ngoài về việc sang đường tại Việt Nam. Bằng ngòi bút hài hước, hóm hỉnh bài viết không chỉ phản ánh thực tế tại Việt Nam mà nó còn mang đến cho bạn đọc tiếng cười nhẹ nhàng.

Theo Lao Động

Bạn có thể quan tâm