Tết nhất là một từ tổ đẳng lập, tức là một từ được hình thành bởi hai từ cùng hoặc gần nghĩa. Chẳng hạn như chợ búa, bến bãi, tàu bè… Tết nhất là sự kết hợp giữa “Tết” và “nhất”.
Trong đó, “Tết” là đọc tắt của “Tết Nguyên đán”. “Nguyên đán” có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của năm âm lịch. Còn “nhất” nghĩa là “một”, “đầu tiên”, “hơn hết”, theo Dự án từ điển tiếng Việt của TS. Hồ Ngọc Đức.
Như vậy, theo học giả An Chi, người ta ghép hai từ này để cho ra một từ có nghĩa “đầu tiên”, “những ngày đầu tiên của năm mới”.
“Tết nhất” được sử dụng như một danh từ chỉ khái quát ngày Tết, dịp nghỉ ngơi, sum họp trong một năm. Ví dụ, “Tết nhất rồi, nghỉ ngơi đi”, “Tết nhất đến nơi mà chưa sắm sửa được gì”...
Sau đại dịch, nhiều khách hàng chán ngấy thời gian phải giải trí trên màn hình và tìm đến mua sách ở cửa hàng theo cách truyền thống. Với cửa hàng mới, không gian sẽ được phân chia, có khu vực đọc sách và nơi bán nước giải khát, cà phê. Riêng tại Mỹ, trong năm qua, hơn 300 hiệu sách độc lập mới mọc lên khắp cả nước, trong một sự hồi sinh đáng ngạc nhiên và đáng hoan nghênh sau thời kỳ đầu suy thoái do đại dịch.