Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Sao phải cố tách biệt công việc với cuộc sống cá nhân

Việc chồng chéo vai trò ở văn phòng và ở nhà có thể có lợi nếu việc này luôn được thực hiện một cách lành mạnh và được tôn trọng.

Làm việc ở nhà cho phép nhiều người quản lý tốt gia đình nhưng vẫn hoàn thành công việc. Ảnh: iStock.

Trong series Apple TV Severance phát hành năm ngoái, một nhóm nhân viên làm việc thực sự có thể tách biệt công việc và cuộc sống cá nhân của mình. Khi ở văn phòng, họ không nhớ gì về thế giới bên ngoài và khi ở nhà, họ quên hết công việc.

Trong loạt phim này, các nhân viên phải trải qua một thủ tục y tế xóa sạch tâm trí được gọi là "thôi việc". Trên thực tế, đây là kỹ thuật quản lý, phân chia vai trò của mình trong công việc và cuộc sống cá nhân để đảm bảo không có sự chồng chéo nào.

Đối lập với xu hướng "tách biệt" là "tích hợp". Các cá nhân theo đuổi xu hướng tích hợp lại có hiệu suất tốt hơn khi làm đan xen các công việc với nhau.

Theo Marcello Russo, giáo sư về Hành vi Tổ chức tại Đại học Bologna (Singapore) cho biết sự tách biệt hoàn toàn giữa công việc và cuộc sống cá nhân là điều không thể.

"Chúng ta sẽ luôn muốn nghĩ về gia đình của mình khi giải quyết các vấn đề công việc và hiếm khi mọi người có thể thoát khỏi các liên lạc công việc khi ở nhà", ông nói.

lam viec o nha anh 1

Sự tách biệt hoàn toàn giữa công việc và cuộc sống cá nhân là điều không thể. Ảnh: iStock.

Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng giờ đây đang theo đuổi xu hướng tách biệt. Theo họ, cắt đứt mọi suy nghĩ về thế giới bên ngoài về lý thuyết có thể tăng năng suất của nhân viên. Đây cũng là một điều kiện họ mong muốn ở nhân viên.

Ngay cả trong thế giới hư cấu của Severance, nhiều người có thể thấy sự tách biệt hoàn toàn không phải là một lựa chọn lâu dài. Hy vọng cuộc sống cá nhân - công việc có thể được tách biệt hoàn hảo có thể khiến con người có niềm tin sai lệch về cuộc sống nói chung.

Các tài liệu cũng chỉ ra công việc và cuộc sống riêng tư có thể hỗ trợ nhau. Con người có cảm xúc tích cực trong cuộc sống cá nhân có thể ảnh hưởng tốt đến công việc và ngược lại. Điều này thúc đẩy con người tích hợp 2 phần cuộc sống lại với nhau dựa trên tiền đề chúng có thể mang lại lợi ích cho nhau.

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều người khó đạt được việc tách biệt công việc và cuốc sống cá nhân hơn. Trong giai đoạn này, nhiều người không thể làm rõ ranh giới giữa 2 điều này. Nhiều học giả đã gọi đây là kiểu "làm việc zigzag".

Tham gia các cuộc họp công việc với những đứa con đang làm bài tập trên cùng một bàn, chuẩn bị bữa tối trong khi gọi bàn với một đồng nghiệp đã được bình thường hóa trong giai đoạn diễn ra đại dịch.

Hết dịch, một số người đã phải miễn cưỡng từ bỏ điều này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận lối làm việc zigzag không chỉ làm cho cuộc sống gia đình dễ quản lý hơn, một số người còn cảm thấy nó mang lại sự thay đổi nhân văn hơn tại nơi làm việc.

Mặc dù vẫn còn sớm để đưa ra kết luận, có thể nói sự kết hợp vai trò trong công việc và cuộc sống cá nhân đã thúc đẩy nhu cầu làm việc tại nhà cao hơn.

"Chúng ta cần loại bỏ quan niệm rằng người lao động phải tận tâm với công việc của họ hay người lao động lý tưởng là những người luôn sẵn sàng 24/7", ông Russo nói.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

10 đại học Mỹ mang lại cho cựu sinh viên nhiều tiền nhất

Mới đây, bảng xếp hạng của New York Times đã chỉ ra 10 đại học Mỹ có cựu sinh viên nhận mức thu nhập cao nhất. Đáng chú ý, Harvard và Yale lại không có tên trong danh sách.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm